Nghị định 96/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh.
NGHỊ ĐỊNH
Quy định xử phạt vi phạm hành chính
về khám bệnh, chữa bệnh
______________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật;
d) Vi phạm các quy định về sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện điều trị nội trú;
đ) Vi phạm các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp;
e) Vi phạm các quy định về sinh con theo phương pháp khoa học;
g) Vi phạm các quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;
h) Vi phạm các quy định về xác định lại giới tính;
i) Vi phạm các quy định khác về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác về khám bệnh, chữa bệnh không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi quy định tại Nghị định này trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tới mức tối đa 40.000.000 đồng.
2. Tùy tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568