Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 Quy định về công chứng, chứng thực.
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về công chứng, chứng thực
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức về công chứng,chứng thực, góp phần phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồngthời tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực, tiếptục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng, chứng thực;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Đối tượng điều chỉnh của Nghị định
Nghịđịnh này quy định về phạm vi công chứng, chứng thực, nguyên tắc hoạt động, thủtục, trình tự thực hiện việc công chứng, chứng thực, tổ chức Phòng Công chứngvà công tác chứng thực của Ủyban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
Điều 3.Phạm vi công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch
Hợpđồng, giao dịch quy định tại Điều 2 của Nghị định này được công chứng, chứngthực trong các trường hợp sau đây:
1.Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực;
2.Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải công chứng, chứng thực, nhưngcá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu.
Điều 4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực
1.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực ở trong nước bao gồm:
a)Phòng Công chứng;
b)Ủy ban nhân dân cấp huyện;
3.Viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 6. Nguyên tắc thực hiện công chứng, chứng thực
1.Việc công chứng, chứng thực phải tuân theo các quy định của Nghị định này vàcác văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2.Khi thực hiện công chứng, chứng thực, người thực hiện công chứng, chứng thựcphải khách quan, trung thực và phải chịu trách nhiệm về việc công chứng, chứngthực của mình; trong trường hợp biết hoặc phải biết việc công chứng, chứng thựchoặc nội dung công chứng, chứng thực là trái pháp luật, đạo đức xã hội, thìkhông được thực hiện công chứng, chứng thực.
3.Người thực hiện công chứng, chứng thực phải giữ bí mật về nội dung công chứng,chứng thực và những thông tin có liên quan đến việc công chứng, chứng thực, trừtrường hợp quy định tại khoản 4 Điều 62 của Nghị định này.
Điều 7.Người yêu cầu công chứng, chứng thực
1.Người yêu cầu công chứng, chứng thực có thể là cá nhân, tổ chức của Việt Nam vànước ngoài.
Trongtrường hợp người yêu cầu công chứng, chứng thực là cá nhân, thì phải có nănglực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật; nếu là tổ chức, thì ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực phải là người đại diện theo pháp luật hoặc theoủy quyền của tổ chức đó.
2.Người yêu cầu công chứng, chứng thực có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩmquyền công chứng, chứng thực thực hiện yêu cầu công chứng, chứng thực hợp phápcủa mình; trong trường hợp bị từ chối, thì có quyền khiếu nại theo quy định tạiChương IX của Nghị định này.
3.Người yêu cầu công chứng, chứng thực phải xuất trình đủ các giấy tờ cần thiếtliên quan đến việc công chứng, chứng thực và phải chịu trách nhiệm về tính hợppháp của giấy tờ đó; trong trường hợp yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng,giao dịch, thì người yêu cầu công chứng, chứng thực còn phải bảo đảm sự trungthực của mình trong việc giao kết hợp đồng, xác lập giao dịch, không được lừadối.
Điều 8.Người làm chứng
1.Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng, chứng thực phải có ngườilàm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định phải có người làmchứng, nhưng người yêu cầu công chứng, chứng thực không đọc, không nghe, khôngký hoặc không điểm chỉ được, thì phải có người làm chứng.
Ngườilàm chứng do người yêu cầu công chứng, chứng thực chỉ định; nếu họ không chỉđịnh được hoặc trong trường hợp khẩn cấp, thì người thực hiện công chứng, chứngthực chỉ định người làm chứng.
2.Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây:
a)Từ đủ 18 tuổi trở lên, không phải là người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vidân sự;
b)Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng,chứng thực.
Điều 9. Địa điểm công chứng, chứng thực
1.Việc công chứng, chứng thực được thực hiện tại trụ sở của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền công chứng, chứng thực, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50của Nghị định này hoặc pháp luật có quy định khác.
2.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực phải bố trí nơi tiếp ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực thuận lợi, văn minh, lịch sự, bảo đảm trật tự vàdân chủ.
3.Tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực phải niêmyết lịch làm việc, quy chế tiếp dân, thẩm quyền, thủ tục, trình tự công chứng,chứng thực và lệ phí công chứng, chứng thực.
Điều 10. Thời điểm công chứng, chứng thực
Thờiđiểm công chứng, chứng thực là thời điểm người thực hiện công chứng, chứng thựcký vào văn bản công chứng hoặc văn bản chứng thực.
Điều 11. Ký, điểm chỉ trong việc thực hiện công chứng, chứng thực
1.Việc ký, điểm chỉ của người yêu cầu công chứng, chứng thực phải được thực hiệntrước mặt người thực hiện công chứng, chứng thực, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác.
2.Việc ký, điểm chỉ của người làm chứng phải được thực hiện trước mặt người thựchiện công chứng, chứng thực và người yêu cầu công chứng, chứng thực.
Điều 12. Ngôn ngữ sử dụng trong hoạt động công chứng, chứng thực
Ngônngữ sử dụng trong hoạt động công chứng, chứng thực là tiếng Việt, trừ trường hợpquy định tại khoản 4 Điều 25 và Điều 49 của Nghị định này hoặc trường hợp phápluật có quy định khác.
Ngườiyêu cầu công chứng, chứng thực không thông thạo tiếng Việt, thì phải có ngườiphiên dịch.
Điều 13. Nội dung lời chứng
1.Nội dung lời chứng phải rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện rõ mức độ trách nhiệm củangười thực hiện công chứng, chứng thực đối với việc công chứng, chứng thực.
2.Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu nội dung lời chứng đối với các việc công chứng, chứngthực thông dụng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568