Nghị định số 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.
NGHỊ ĐỊNH
Về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định ngành nghề sản xuất, kinh doanh thuỷ sản phải có giấy phép, thủ tục, trình tự cấp giấy phép; quy định điều kiện đối với một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cần giấy phép.
2. Điều kiện hành nghề thú y thuỷ sản thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Thú y và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thú y.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề thủy sản phải tuân theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Riêng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu cá hoạt động thuỷ sản thì tuân theo Nghị định số 191/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về quản lý hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam.
3. Hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, kinh doanh thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản đã chế biến có quy mô nhỏ, theo phương pháp thủ công (theo quy định của Bộ thuỷ sản); khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá thì không thuộc đối tượng điều chỉnh vủa Nghị định này.
CHƯƠNG II
NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỶ SẢN
PHẢI CÓ GIẤY PHÉP
Điều 3. Khai thác thuỷ sản là ngành nghề phải có giấy phép
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản trên các vùng biển và các vùng nước tự nhiên khác của Việt Nam phải có giấy phép khai thác thuỷ sản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Điều 4. Giấy phép khai thác thuỷ sản
1. Một tổ chức hoặc một cá nhân có thể xin cấp giấy phép khai thác thuỷ sản (sau đây gọi tắt là giấy phép) cho nhiều tàu cá, nhưng mỗi giấy phép chỉ ghi tên một tàu cá và chỉ có giá trị sử dụng cho tàu cá đó.
2. Thời hạn của giấy phép không quá 12 tháng.
3. Bộ Thuỷ sản quy định mẫu giấy phép theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Thuỷ sản để sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
Điều 5. Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép và thu hồi giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép phải có đủ điều kiện sau đây:
a. Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
b. Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Thuỷ sản
c. Có Sổ danh bạ thuyền viên, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Thuỷ sản;
d. Thuyền trưởng, máy trưởng đối với loại tàu theo quy định của Bộ Thuỷ sản phải có bằng thuyền trưởng, máy trưởng;
đ) Có nghề khai thác và ngư cụ phù hợp với quy định của Bộ thuỷ sản.
2. Không cấp giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a. Khai thác các loại thuỷ sản bị cấm; khai thác trong các vùng cấm, trong thời gian cấm khai thác hoặc bằng nghề bị cấm;
b. Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục các loài thuỷ sản mà Bộ Thuỷ sản đã công bố trữ lượng nguồn lợi của các loài này đang bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
3. Gia hạn giấy phép
Mỗi giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng.
4. Việc thu hồi giấy phép trong các trường hợp được quy định tại Điều 18 của Luật Thuỷ sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568