Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 hướng dẫn Luật phòng cháy chữa cháy.
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòngcháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộtrưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
Những Quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghịđịnh này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữacháy về phòng cháy, chữa cháy, tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy, phươngtiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy vàtrách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơquan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Phòngcháy và chữa cháy và các quy định của Nghị định này; trong trường hợp điều ướcquốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy địnhkhác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3.Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
Ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý và nhiệm vụ quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm:
1.Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;
2.Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòngcháy và chữa cháy và yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theoquy định của pháp luật;
3.Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy;huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúngtham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; quản lý và duy trì hoạt động củađội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữacháy chuyên ngành;
4.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hànhvi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức khắc phục kịpthời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
5.Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụchữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháyvà giải quyết khắc phục hậu quả cháy;
6.Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
7.Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình phòng cháy và chữa cháy;thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quảnlý những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữacháy của cơ quan, tổ chức mình;
8.Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trong việc bảo đảman toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các cơquan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
9.Tổ chức tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơquan có thẩm quyền.
Điều 4. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của chủ hộ gia đình
Chủhộ gia đình có trách nhiệm:
1.Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giải pháp vềphòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định củapháp luật;
2.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; đôn đốc nhắc nhở các thành viêntrong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháyvà chữa cháy; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về bảođảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
3.Mua sắm phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụchữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham gia khắc phục hậu quả vụcháy;
4.Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm antoàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các hộgia đình và cơ quan, tổ chức lân cận;
5.Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan cóthẩm quyền.
Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân
1.Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháyvà chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ phòngcháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
2.Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong phạmvi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện phòngcháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác đượctrang bị.
3.Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa,nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sửdụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn vềphòng cháy và chữa cháy.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568