Nghị định số 30/2014/NĐ-CP áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến kinh doanh vận tải biển và kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển.
NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI BIỂN
Căn cứ Luật Tổchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11năm 2005;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chỉnh phủ ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗtrợ vận tải biển.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định:
a) Điều kiện kinh doanh vận tải biển;
b) Điều kiện kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải biển bao gồm dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển.
2. Ngoài các quy định tại Nghị định này về điều kiện kinh doanh, tổ chức, cá nhân còn phải thực hiện theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến kinh doanh vận tải biển và kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh vận tải biển là việc kinh doanh có sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý.
2. Vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà địa điểm nhận hàng hóa, hành khách, hành lý và địa điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc cảng biển Việt Nam, vùng biển Việt Nam.
3. Vận tải biển quốc tế là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển giữa cảng biển Việt Nam và cảng biển nước ngoài hoặc giữa các cảng biển nước ngoài.
4. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải biển quy định tại Nghị định này bao gồm doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và hợp tác xã thành lập theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.
Luật sư
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN
Điều 4. Điều kiện kinh doanh vận tải biển
Người kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển theo quy định của pháp luật và chỉ được kinh doanh vận tải biển sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển.
Điều 5. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển
Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải biển.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển phải có bộ phận chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn – ISM Code nếu kinh doanh vận tải biển tuyến quốc tế;
b) An ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng – ISPS Code nếu kinh doanh vận tải biển tuyến quốc tế;
c) Hoạt động khai thác tàu biển và thực hiện công tác pháp chế doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách lĩnh vực khai thác tàu biển phải có bằng đại học về một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực khai thác tàu biển tối thiểu 03 năm.
Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách hệ thống quản lý an toàn, an ninh phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý khai thác tàu biển tối thiểu 02 năm; được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ phù hợp theo quy định.
Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách pháp chế doanh nghiệp phải có bằng đại học về chuyên ngành luật và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp luật tối thiểu 02 năm.
Có vốn hoặc tài sản khác tối thiểu tương đương 20 (hai mươi) tỷ đồng nếu kinh doanh vận tải biển quốc tế và 05 (năm) tỷ đồng nếu kinh doanh vận tải biển nội địa.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục của Nghị định này.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực).
Danh sách các chức danh kèm theo hồ sơ trích ngang thể hiện rõ thời gian kinh nghiệm làm việc của từng chức danh và bằng, chứng chỉ (bản sao có chứng thực) liên quan của các vị trí quy định tại Khoản 3, 4 và 5 Điều 5 của Nghị định này.
Văn bản xác nhận vốn hoặc giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc cơ quan kiểm toán có thẩm quyền hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bản chính) với giá trị bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh phù hợp với giá trị tài sản tối thiểu của doanh nghiệp và thời hạn của giấy phép.
Điều 7. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển
Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng hải Việt Nam.
Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính còn thiếu hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam thông báo rõ nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi; nếu hồ sơ đầy đủ, cấp giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển và trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép kinh doanh vận tải biển có hiệu lực 05 (năm) năm kể từ ngày cấp. Nội dung của Giấy phép kinh doanh vận tải biển theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục của Nghị định này.
Điều 8. Cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải biển
Giấy phép kinh doanh vận tải biển được cấp lại trong các trường hợp như sau:
Trường hợp Giấy phép kinh doanh vận tải biển hết thời hạn hiệu lực:
a) Tối thiểu 01 tháng trước khi Giấy phép kinh doanh vận tải biển hết thời hạn hiệu lực, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục để được cấp lại giấy phép;
b) Trường hợp doanh nghiệp không có thay đổi nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lần trước đó, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm: Đơn xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục của Nghị định này và Giấy phép kinh doanh vận tải biển cũ.
Trình tự cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải biển thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
c) Trường hợp doanh nghiệp có thay đổi nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lần trước đó, hồ sơ và trình tự cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải biển được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này.
Trường hợp Giấy phép kinh doanh vận tải biển bị mất hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục được sử dụng:
a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải biển.
Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục của Nghị định này và Giấy phép kinh doanh vận tải biển cũ (trong trường hợp Giấy phép kinh doanh vận tải biển bị hư hỏng);
b) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam thông báo rõ nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi; nếu hồ sơ đầy đủ, cấp giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp Giấy phép kinh doanh vận tải biển còn hiệu lực nhưng doanh nghiệp có thay đổi các nội dung liên quan thể hiện trong Giấy phép kinh doanh vận tải biển đã được cấp:
a) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải biển bao gồm đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục của Nghị định này và các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến nội dung thay đổi;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản này, Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại giấy phép; trường hợp không cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải biển được cấp lại trong trường hợp quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này không được vượt quá thời hạn hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.
Điều 9. Thủ tục thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải biển
Giấy phép kinh doanh vận tải biển không còn hiệu lực khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải biển được thực hiện như sau:
Trường hợp doanh nghiệp vi phạm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải biển đã cấp cho doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về xử lý vi phạm hành chính có liên quan.
Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải biển đã cấp cho doanh nghiệp căn cứ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp.
Thủ tục thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải biển theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính văn bản đề nghị đến Cục Hàng hải Việt Nam kèm theo Giấy phép kinh doanh vận tải biển đã được cấp trước đó;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải biển đối với doanh nghiệp.
Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho các cơ quan liên quan biết và công bố thông tin doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam. Trong thời hạn (05) năm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển phải nộp lại Giấy phép kinh doanh vận tải biển cho Cục Hàng hải Việt Nam, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
Chương 3.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI BIỂN
MỤC 1. DỊCH VỤ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN
Điều 10. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ đại lý tàu biển.
Doanh nghiệp phải có cán bộ chuyên trách thực hiện khai thác dịch vụ đại lý tàu biển và pháp chế doanh nghiệp.
Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách lĩnh vực đại lý tàu biển phải có kinh nghiệm trong hoạt động đại lý tàu biển tối thiểu 02 (hai) năm.
Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam, có bằng đại học một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế.
Người phụ trách pháp chế doanh nghiệp phải có bằng đại học chuyên ngành luật và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp luật tối thiểu 02 (hai) năm.
Điều 11. Điều kiện về duy trì hoạt động kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp dịch vụ đại lý tàu biển hoặc có bảo lãnh tài chính tương đương.
Có hợp đồng đại lý tàu biển đối với từng chuyến tàu cụ thể hoặc trong một thời hạn cụ thể.
Điều 12. Điều kiện về vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ đạilý tàu biển
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập công ty liên doanh kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
MỤC 2. DỊCH VỤ LAI DẮT TÀU BIỂN
Điều 13. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ lai dắt tàu biển.
Doanh nghiệp phải có cán bộ chuyên trách thực hiện khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển và pháp chế doanh nghiệp.
Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách lĩnh vực lai dắt tàu biển phải có kinh nghiệm trong hoạt động lai dắt tàu biển tối thiểu là 02 (hai) năm.
Người phụ trách pháp chế doanh nghiệp phải có bằng đại học chuyên ngành luật hoặc tương đương và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp luật tối thiểu 02 (hai) năm.
Có tối thiểu 02 (hai) tàu lai dắt chuyên dụng.
Điều 14. Điều kiện về duy trì hoạt động Iaidắt tàu biển
Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp dịch vụ lai dắt tàu biển hoặc có bảo lãnh tương đương.
Có hợp đồng lai dắt tàu biển đối với từng chuyến tàu cụ thể hoặc trong một thời hạn cụ thể.
Điều 15. Điều kiện về vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập công ty liên doanh kinh doanh dịch vụ lai dắt, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp
Doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển hoặc dịch vụ lai dắt tàu biển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì vẫn được tiếp tục thực hiện kinh doanh.
Trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này.
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 và thay thế Nghị định số 115/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển.
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.