Nghị định 97/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định, thẩm định; kiêm nhiệm; đánh giá, bồi dưỡng kiến thức; quy hoạch; bổ nhiệm.
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ NGƯỜI GIỮ CHỨC DANH, CHỨC VỤ TẠI DOANH NGHIỆP LÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MÀ NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về thẩm quyền quyết định, thẩm định; kiêm nhiệm; đánh giá, bồi dưỡng kiến thức; quy hoạch; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển; khen thưởng, kỷ luật; thôi việc, nghỉ hưu và quản lý hồ sơ đối với người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo cơ cấu công ty mẹ – công ty con, công ty độc lập không thuộc cơ cấu công ty mẹ – công ty con (sau đây gọi chung là tập đoàn, tổng công ty, công ty) được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập.
2. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên;
b) Chủ tịch công ty;
c) Thành viên Hội đồng thành viên;
d) Kiểm soát viên;
đ) Tổng giám đốc;
e) Phó Tổng giám đốc;
g) Giám đốc;
h) Phó Giám đốc;
i) Kế toán trưởng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người quản lý doanh nghiệp là người giữ chức danh, chức vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
2. Quy hoạch mở là quy hoạch 01 chức danh, chức vụ cần quy hoạch một số người và 01 người có thể quy hoạch vào một số chức danh; việc giới thiệu người vào quy hoạch không khép kín trong từng doanh nghiệp; không chỉ đưa vào quy hoạch người quản lý doanh nghiệp, người lao động tại chỗ mà cần đưa vào quy hoạch người quản lý doanh nghiệp, người lao động tại doanh nghiệp khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh, chức vụ quy hoạch.
3. Quy hoạch động là quy hoạch được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh hàng năm; đưa ra khỏi quy hoạch người quản lý, người lao động không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hàng năm; bổ sung vào quy hoạch người quản lý doanh nghiệp, người lao động mới có triển vọng phát triển.
4. Bổ nhiệm lần đầu là việc bổ nhiệm người lao động lần đầu vào 01 chức vụ quản lý hoặc bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp vào 01 chức vụ quản lý cao hơn chức vụ đang giữ.
5. Tuổi bổ nhiệm là tuổi được tính từ ngày, tháng, năm sinh đến ngày, tháng, năm có văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.
6. Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ bao gồm:
a) Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức cán bộ thuộc Bộ quản lý ngành;
b) Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Ban (phòng) Tổ chức cán bộ thuộc tập đoàn, tổng công ty, công ty.
7. Cấp ủy cùng cấp là đảng ủy tập đoàn, tổng công ty, công ty hoặc đảng ủy công ty mẹ tập đoàn, tổng công ty, công ty (nếu chưa thành lập đảng ủy tập đoàn, tổng công ty, công ty).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568