Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ.
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân hàng nhà nước ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013; Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2013; Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2013; Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2013; Luật Thuế tài nguyên năm 2009; Pháp lệnh Phí, lệ phí năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 67/2014/NĐ-CP) như sau:
1. Khoản 2 Điều 2 được sửa đổi như sau:
“2. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ tàu) đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu (thay máy; gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa) phục vụ hoạt động khai thác hải sản.”
2. Điểm a Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Chủ tàu đặt hàng đóng mới tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên; nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính dưới 400CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; chủ tàu được thực hiện một hoặc nhiều nội dung: Thay máy tàu; gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa”.
3. Điểm c Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Hạn mức vay, lãi suất vay và mức bù chênh lệch lãi suất cụ thể như sau:
– Đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa:
+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.
+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.
– Đối với đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản:
+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 400CV đến dưới 800CV: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng tối đa 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 5%/năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568