Nghị định 81/2015/NĐ-CP quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
NGHỊ ĐỊNH
VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Chính phủ ban hành Nghị định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
2. Doanh nghiệp nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
4. Các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp nhà nước kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh thực hiện công bố thông tin theo quy định của Chính phủ về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
5. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Doanh nghiệp nhà nước” là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, nhóm công ty mẹ – công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. “Ngày làm việc” là các ngày làm việc trong tuần theo quy định thời gian hành chính, trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của
3. “Trường hợp bất khả kháng” là trường hợp doanh nghiệp nhà nước không thể kiểm soátđược việc xảy ra các sự kiện này hoặc không thể thiết lập các biện pháp hợp lý nhằm ngăn chặn để không cho nó xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại khi nó xảy ra.
Điều 4. Yêu cầu thực hiện công bố thông tin
1. Việc công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và của xã hội đối với doanh nghiệp nhà nước.
2. Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật. Việc công bố thông tin do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Doanh nghiệp, trực tiếp là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.
3. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một (01) người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp thực hiện thông báo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời công khai trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về người đại diện theo pháp luật thực hiện công bố thông tin theo Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
4. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin thông qua người được ủy quyền công bố thông tin, doanh nghiệp phải gửi thông báo ủy quyền thực hiện công bố thông tin tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Phụ lục II kèm theo Nghị định này. Người được ủy quyền công bố thông tin phải là người có thẩm quyền ký, đóng dấu theo quy định nội bộ của doanh nghiệp.
5. Trường hợp các thông tin được công bố có sự sai lệch, chưa chính xác, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin phải xác nhận và điều chỉnh thông tin thay đổi hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi nhận được thông tin đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo giải trình với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568