Nghị định 49/2015/NĐ-CP sửa đổi chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 134/2006/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CỬ TUYỂN VÀO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CPngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
1. Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Cử tuyển là việc tuyển sinh không qua thi tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp để đào tạo cán bộ, công chức theo yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế; đào tạo viên chức theo nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập cho các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.”
2. Điểm a Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Công dân Việt Nam thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và có thời gian 3 năm học trung học phổ thông tại trường đóng tại địa phương đó (học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh các lớp tạo nguồn tính theo hộ khẩu trường trú) được cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc có thời gian 4 năm học trung học cơ sở ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào trung cấp; ưu tiên xét cử tuyển đối tượng là người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển không vượt quá 15% so với tổng số chỉ tiêu được giao.”
Luật sư
3.Điểm a, c Khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổsung như sau:
“ a) Hàng năm khi lập kế hoạch cử tuyển, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) báo cáo kết quả xét tuyển vào vị trí việc làm cho người học cử tuyển sau tốt nghiệp trong 03 năm liên tiếp liền kề năm kế hoạch. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế đối với vị trí việc làm là công chức; căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức; căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề đào tạo trình độ đại học với Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp với Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương.”
“ c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tuyển chọn, đặt hàng đào tạo theo chế độ cử tuyển với các cơ sở đào tạo; quyết định cử người đi học theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định và chỉ tiêu được giao; báo cáo kết quả cử tuyển trình độ đại học với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trình độ cao đẳng, trung cấp với Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương và Ủy ban Dân tộc.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng cử tuyển để giúpỦy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác cử tuyển. Thành phần Hội đồng cử tuyển gồm có: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là Giám đốc Sở Nội vụ; Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng ban Dân tộc tỉnh; các thành viên khác gồm: Đại diện lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kếhoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Mặt trận Tổ quốc tỉnh.”
4.Khoản 2, 3 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiếp nhận hồ sơ và xét tuyển hoặc gửi hồ sơ tới các cơ quan, đơn vị dự kiến sử dụng để xét tuyển vào vị trí việc làm theo quy định tại Luật Cán bộ, Công chức và
“3. Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ thông báo xét tuyển theo quy định tại Khoản 2 Điều này tối đa là 12 tháng, kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp. Quá thời hạn 12 tháng không nhận được thông báo xét tuyển theo quy định của Nghị định này thì người học theo chế độ cử tuyển không phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.”
5.Khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định ít hơn hai lần thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo.”
6.Khoản 1, 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác đào tạo và thực hiện các chế độ chính sách đối với người học cử tuyển trình độ đại học.”
“2.Cơquan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương chịutrách nhiệm chỉ đạo công tác đào tạo và thực hiện các chế độ chính sách đối với người học cử tuyển trình độ cao đẳng, trung cấp.”
7. Khoản 1, 3, 4, 6 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thông báo công khai kế hoạch cử tuyển trước 12 tháng tính đến thời giannhận hồsơđăng ký cử tuyểntrên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, đảm bảokhách quan, công bằng, minh bạch. Đềxuất chỉ tiêu, tổ chức tuyển chọn và cử người đi học, chỉ đạo tổ chức xét tuyển vào vị trí việc làm theo quy định.”
“3. Giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ sở giáo dục để quản lý người học theo chế độ cử tuyển trong quá trình đào tạo.”
“4. Giao Sở Nội vụ chủ trì tiếp nhận hồ sơ của người học theo chế độ cử tuyển và phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức xét tuyển hoặc gửi hồ sơ tới các cơ quan, đơn vị dự kiến sử dụng để xét tuyển vào vị trí việc làm.”
“6. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện chế độ cử tuyển của địa phương với Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương.”
8. Thay thế: Cụm từ “phân công công tác” tại Khoản 2 Điều 2; Khoản 3 Điều 3, Điểm c Khoản 1 Điều 4; Điểm a Khoản 2 Điều 4; tên Chương III; tên Điều 11; Khoản 2 Điều 12; Khoản 4 Điều 12;điểm b Khoản 2 Điều 13, Điều 14, Khoản 3 Điều 15, bằng cụm từ “xét tuyển vào vị trí việc làm”; cụm từ “cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề” tại Điều 1, Khoản 1, 2 Điều 10, Điều 14 bằng cụm từ “cao đẳng, trung cấp”; cụm từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại Điểm b Khoản 1 Điều 7, Khoản 2 Điều 7, Điểm a Khoản 1 Điều 8, Điểm b Khoản 2 Điều 8, Khoản 1, 2 Điều 10, Khoản 4 Điều 17, Điều 20 bằng cụm từ “Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghềnghiệp ở Trung ương”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 7 năm 2015.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nội vụ, Bộ Kếhoạch và Đầutư, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.