Nghị định 48/2001/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Mục lục bài viết
- 1 NGHỊ ĐỊNH
- 2 CỦA CHÍNH PHỦ CỦA CHÍNH PHỦ SỐ48/2001/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 2001
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN - 3 CHÍNH PHỦ
- 4 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
- 5 Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
- 6 Căn cứ Luật Hợp tác xã số 47/L/CTN ngày 03 tháng 4 năm 1996;
- 7 Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
- 8 NGHỊ ĐỊNH:
- 9 Chương 1:
- 10 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- 11 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- 12 Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đây gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân).
- 13 Điều 2. Tính chất và mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
- 14 Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.
- 15 Điều 3. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
- 16 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định của Nghị định này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên.
- 17 Điều 4. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
- 18 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là tổ chức tín dụng hợp tác do các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cùng nhau thành lập nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
- 19 Để hỗ trợ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác được tham gia góp vốn vào Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
- 20 Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
- 21 1. Tự nguyện gia nhập và ra Quỹ tín dụng nhân dân: Mọi công dân Việt Nam, các hộ gia đình và các đối tượng khác có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này đều có thể trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân; thành viên có quyền ra Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Điều lệ Qũy tín dụng nhân dân.
- 22 2. Quản lý dân chủ và bình đẳng: Thành viên Quỹ tín dụng nhân dân có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.
- 23 3. Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ tín dụng nhân dân tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm Quỹ tín dụng nhân dân và thành viên cùng có lợi.
- 24 4. Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi còn lại được trích một phần vào các quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân, một phần chia theo vốn góp của thành viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân do Đại hội thành viên quyết định.
- 25 5. Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong Quỹ tín dụng nhân dân và trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các Quỹ tín dụng nhân dân với nhau ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- 26 Điều 6. Số lượng thành viên tối thiểu
- 27 Số lượng thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có 30 thành viên.
- 28 Điều 7. Quyền của Quỹ tín dụng nhân dân
- 29 1. Được huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác theo giấy phép hoạt động; có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình.
- 30 2. Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- 31 3. Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tài chính, sản xuất, kinh doanh liên quan đến khoản vay.
- 32 4. Được tuyển chọn, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
- 33 5. Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên ra khỏi tín dụng nhân dân, khai trừ thành viên theo quy định của Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
- 34 6. Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
- 35 7. Quyết định khen thưởng và xử phạt đối với thành viên.
- 36 8. Từ chối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật.
- 37 9. Thực hiện các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
- 38 Điều 8. Nghĩa vụ của Quỹ tín dụng nhân dân
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ CỦA CHÍNH PHỦ SỐ48/2001/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 2001
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Luật Hợp tác xã số 47/L/CTN ngày 03 tháng 4 năm 1996;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đây gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân).
Điều 2. Tính chất và mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.
Điều 3. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định của Nghị định này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên.
Điều 4. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là tổ chức tín dụng hợp tác do các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cùng nhau thành lập nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
Để hỗ trợ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác được tham gia góp vốn vào Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
1. Tự nguyện gia nhập và ra Quỹ tín dụng nhân dân: Mọi công dân Việt Nam, các hộ gia đình và các đối tượng khác có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này đều có thể trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân; thành viên có quyền ra Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Điều lệ Qũy tín dụng nhân dân.
2. Quản lý dân chủ và bình đẳng: Thành viên Quỹ tín dụng nhân dân có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.
3. Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ tín dụng nhân dân tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm Quỹ tín dụng nhân dân và thành viên cùng có lợi.
4. Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi còn lại được trích một phần vào các quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân, một phần chia theo vốn góp của thành viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân do Đại hội thành viên quyết định.
5. Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong Quỹ tín dụng nhân dân và trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các Quỹ tín dụng nhân dân với nhau ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Số lượng thành viên tối thiểu
Số lượng thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có 30 thành viên.
Điều 7. Quyền của Quỹ tín dụng nhân dân
1. Được huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác theo giấy phép hoạt động; có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình.
2. Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tài chính, sản xuất, kinh doanh liên quan đến khoản vay.
4. Được tuyển chọn, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
5. Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên ra khỏi tín dụng nhân dân, khai trừ thành viên theo quy định của Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
6. Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân.
7. Quyết định khen thưởng và xử phạt đối với thành viên.
8. Từ chối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Nghĩa vụ của Quỹ tín dụng nhân dân
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568