Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 45/2010/NĐ-CP về thành lập hội. Nghị định 33/2012/NĐ-CP được ban hành ngày 13/04/2012, có hiệu lực từ 01/06/2012.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt nội dung Nghị định 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ:
- Nội dung chính:
Quy định về thủ tục chia, tách hội:
+ Hội chia, tách phải có quyết định của Ban chấp hành hội.
+ Quy định về hồ sơ chia, tách hội.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hồ sơ và quyết định chia, tách hội.
Quy định về thủ tục sáp nhập hội:
+ Hội sáp nhập phải có quyết định của Ban chấp hành hội của các hội sáp nhập.
+ Quy định về hồ sơ sáp nhập hội.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hồ sơ và quyết định sáp nhập hội.
Quy định về giải thể hội khi chia, tách, sáp nhập:
+ Các hội chia, sáp nhập chấm dứt tồn tại và hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Tài sản, quyền, nghĩa vụ của hội chia, sáp nhập được xác định theo quy định của pháp luật về phá sản, giải thể doanh nghiệp.
- Một số điểm mới:
Quy định chi tiết hơn về thủ tục, hồ sơ chia, tách, sáp nhập hội.
Quy định về việc điều chỉnh điều lệ hội khi chia, tách, sáp nhập hội.
Quy định về việc chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ của hội khi chia, tách, sáp nhập hội.
Quy định về việc giải quyết tranh chấp nảy sinh trong quá trình chia, tách, sáp nhập hội.
- Tóm lại:
Nghị định số 33/2012/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/06/2012, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, tạo điều kiện cho hội hoạt động hiệu quả.
2. Thuộc tính văn bản Nghị định 33/2012/NĐ-CP :
Số hiệu: | 33/2012/NĐ-CP |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Ngày ban hành: | 13/04/2012 |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Loại văn bản: | Nghị định |
Ngày hiệu lực: | 01/06/2012 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Nghị định 33/2012/NĐ-CP có còn hiệu lực không:
Nghị định 33/2012/NĐ-CP ban hành ngày 13/04/2012 có hiệu lực từ ngày 01/06/2012. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Nghị định 33/2012/NĐ-CP:
- Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
- Thông tư 11/2010/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội do Bộ Nội vụ ban hành.
5. Toàn văn nội dung Nghị định 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ:
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2012/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2012 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CPngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sau đây gọi tắt là
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
1. Điểm b Khoản 6 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập hội theo quy định tại Điều 7
Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của hội.”
2. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.
3. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quyết định phê duyệt điều lệ hội khi điều lệ đã được đại hội thông qua.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày đại hội kết thúc, ban lãnh đạo hội gửi một bộ hồ sơ báo cáo kết quả đại hội theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và văn bản đề nghị phê duyệt điều lệ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
3. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp pháp theo quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quyết định phê duyệt điều lệ.
Trường hợp điều lệ hội có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP có quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu, hướng dẫn ban lãnh đạo hội hoàn chỉnh điều lệ hội phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt”.
4. Bổ sung Điều 25a sau Điều 25 như sau:
“Điều 25a. Thủ tục, hồ sơ chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội
1. Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, các quy định pháp luật có liên quan và nghị quyết đại hội của hội.
2. Thủ tục chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội:
a) Hội thực hiện việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện một bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hội hoạt động;
b) Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP xem xét, quyết định cho phép việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
c) Các hội chia, sáp nhập, hợp nhất (trừ trường hợp tách hội) chấm dứt tồn tại và hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP cho phép chia, sáp nhập, hợp nhất hội. Các quyền và nghĩa vụ của hội chia, sáp nhập, hợp nhất được chuyển giao cho các hội mới. Đối với trường hợp tách hội, thì hội tách và hội thành lập mới do tách hội phải cùng nhau chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của hội trước khi tách.
3. Hồ sơ chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội, gồm:
a) Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội (bản chính);
b) Đề án chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội, trong đề án phải có phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động, phân định chức năng, quyền hạn, lĩnh vực hoạt động và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện (bản chính);
c) Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội (bản chính);
d) Dự thảo điều lệ hội mới do chia, tách; sáp nhập, hợp nhất hội;
đ) Danh sách ban lãnh đạo lâm thời của hội thành lập mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội. Ban lãnh đạo lâm thời do đại hội bầu, số lượng thành viên do đại hội quyết định, ban lãnh đạo lâm thời tự giải thể sau khi đại hội bầu ban lãnh đạo của hội;
e) Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban lãnh đạo lâm thời (bản chính);
g) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội (bản chính).
4. Thu hồi con dấu
Việc thu hồi con dấu đối với các hội chia, sáp nhập, hợp nhất chấm dứt tồn tại, hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng con dấu và các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Tổ chức đại hội và phê duyệt điều lệ hội thành lập mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội
a) Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội, các hội mới được hình thành phải tổ chức đại hội để thông qua các nội dung được quy định tại Điều 11 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
b) Các hội mới được hình thành do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất lập một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP để xem xét, phê duyệt điều lệ hội.”
5. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
>>> Luật sư
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
“Điều 27. Trách nhiệm của ban lãnh đạo hội khi hội tự giải thể
1. Lập hồ sơ tự giải thể, gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể hội (bản chính);
b) Nghị quyết giải thể hội (bản chính);
c) Bản kê tài sản, tài chính (bản chính);
d) Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ (bản chính).
2. Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên năm số liên tiếp ở báo Trung ương đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước và liên tỉnh, năm số liên tiếp ở báo địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
3. Giải quyết tài sản, tài chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày hội tự giải thể theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, hội thực hiện các quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và gửi một bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực chính hội hoạt động.”
Điều 2. Bãi bỏ các quy định
1. Bãi bỏ quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
2. Bãi bỏ quy định tại Điều 4 và Điều 11
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012.
Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng