Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn về Luật Kiểm toán độc lập hướng dẫn về kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán; cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới; đơn vị được kiểm toán; báo cáo kiểm toán.
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập về Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán; cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới; đơn vị được kiểm toán; báo cáo kiểm toán và lưu trữ, sử dụng và tiêu hủy hồ sơ kiểm toán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam, đơn vị được kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định và đã được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
2. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành: Bao gồm chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Công ty; Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ hoặc văn bản tương đương của doanh nghiệp, tổ chức.
3. Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới: Là việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại một quốc gia cho các doanh nghiệp, tổ chức thuộc một quốc gia khác.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1
TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP VỀ KIỂM TOÁN
Điều 4. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán
1. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán trong cả nước.
2. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán được:
a) Bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề;
b) Thực hiện việc nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế theo quy trình xây dựng, ban hành và công bố Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
c) Tham gia tổ chức thi kiểm toán viên;
d) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về điều kiện, cách thức, chế độ báo cáo và giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán quy định tại Khoản 2 Điều này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản