Nghị định 139/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Nghị định của Chính phủ
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 12 tháng 8năm 1991;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Chương I
Những quy định chung
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam (gọi chung là người vi phạm), có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản, môi trường rừng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghị định này không áp dụng đối với gỗ rừng tự nhiên từ nước ngoài nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
2. Nghị định này cũng được áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lýlâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Các từ ngữ trong Nghị định này, dưới đâyđược hiểu như sau:
1. Lâm sản: gồm thực vật rừng, động vật rừng (chim,thú, lưỡng cư, bò sát, côn trùng; sau đây gọi tắt là động vật hoang dã)và các sản phẩm của chúng. Lâm sản gồm lâm sản thông thường và quýhiếm..2. Gỗ: gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo; có đơn vị tính khối lượng làmét khối (m3). Trong Nghị định này, khối lượng gỗ vi phạm được tính theo gỗ quy tròn. Trường hợp gỗ vi phạm là gỗ xẻ, gỗ đẽo hình hộp thì quy ra gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6. Trường hợp gỗ là tang vật vi phạm hành chính chưa có tên trong danh mục gỗ hiện hành của Việt Nam,thì cơ quan xử lý phải tiến hành xác định hoặc tổ chức giám định để phân loại theo nhóm.
Trường hợp tang vật là lâm sản nhập khẩu thì tên lâm sản được xác định bằng tên khoa học (tiếng Latinh).
3. Giá trị lâm sản thiệt hại, giá trị phương tiện được dùng để vi phạm hành chính được xác định theo giá thị trường nơi và thời điểm phát hiện, xử lý vi phạm.
4. Vi phạm nhiều lần là trường hợp người vi phạm hành chính trước đó đã có hành vi, vi phạm ít nhất là một lần trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mà chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu để xử phạt.
5. Tái phạm là trường hợp người vi phạm hành chính trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính ít nhất một lần trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa hết một năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
6. Tang vật, phương tiện vi phạm: bao gồm lâm sản bị vi phạm; các loại đồ vật, dụng cụ, phương tiện (kể cả súc vật kéo) được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính.
7. Phá rừng trái phép: là hành vi gây thiệt hại đến rừng vì bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép.
8. Khai thác gỗ trái phép: là hành vi chặt cây rừng lấy gỗ mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng quy định cho phép.
9. Khai thác củi hoặc lâm sản khác trái phép: là hành vi khai thác củi hoặc lâm sản khác trái với quy định của Nhà nước.
10. Phát rừng trái phép để làm nương rẫy: là hành vi phát rừng để làm nương rẫy ra ngoài vùng quy định.
11. Vi phạm quy định về chăn thả gia súc vào rừng tráiphép: là hành vi chăn thả gia súc vào những khu rừng đã có quy định cấm chăn thả gia súc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568