Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc, điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc, số tiền bảo hiểm.
QUY ĐỊNH BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Nghị định này quy định về: Trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc, điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc, số tiền bảo hiểm tối thiểu, nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm và quản lý Nhà nước về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Chủ đầu tư, nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).
2. Nhà thầu tư vấn.
3. Nhà thầu thi công xây dựng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”), doanh nghiệp tái bảo hiểm.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Điều 3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đáp ứng điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng khi bên mua bảo hiểm đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực xây dựng quy định tại Luật Xây dựng và quy định pháp luật liên quan.
3. Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng;
b) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào giá thành sản phẩm tư vấn;
c) Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
5. Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm có thểtham gia bảo hiểm với trách nhiệm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm cao hơn trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với các quy định của pháp luật. Chi phí mua bảo hiểm phát sinh thêm (nếu có) thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Bên nhận thầu tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba theo Khoản 3 Điều 9 Luật Xây dựng và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với các quy định pháp luật liên quan.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. TRÁCH NHIỆM THAM GIA BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 4. Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
1. Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
a) Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II
b) Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III
c) Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
2. Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
3. Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.
Điều 5. Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
3. Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động căn cứ vào
Điều 6. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
a) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
a) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;
b) Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;
c) Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;
d) Tổn thất mang tính thảm họa;
đ) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Mục 2. ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 7. Điều kiện đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tại Giấy phép thành lập và hoạt động có nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm trách nhiệm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm); có nghiệp vụ tái bảo hiểm phi nhân thọ (đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm).
2. Đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực tài chính, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 8. Điều kiện đối với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài
Trường hợp tái bảo hiểm ra nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải tái bảo hiểm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đang hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
2. Được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
Điều 9. Mức giữ lại
Nhằm đảm bảo an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và quyền lợi của bên mua bảo hiểm, căn cứ vào năng lực tài chính, kết quả thẩm định rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm quyết định nhận bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
1. Mức trách nhiệm giữ lại trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.
2. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm (fronting), tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm.
Mục 3. SỐ TIỀN BẢO HIỂM TỐI THIỂU, NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH MỨC PHÍ BẢO HIỂM
Điều 10. Số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Số tiền bảo hiểm tối thiểu là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành nhưng không được thấp hơn tổng giá trị
2. Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn, thiết kế.
3. Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 100 triệu đồng/người/vụ. Mức bồi thường cụ thể trong trường hợp người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính