Nghị định 116/2003/NĐ-CP Về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
NGHỊ ĐỊNH
Về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
Những quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là viên chức).
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
Viên chức nói tại Nghị định này là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Biên chế” là số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước;
2. “Ngạch viên chức” là chức danh của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, thể hiện cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ;
3. “Bậc” là khái niệm chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch viên chức, ứng với mỗi bậc có một hệ số tiền lương;
4. “Nâng ngạch” là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao trong cùng một ngành chuyên môn nghiệp vụ;
5. “Chuyển ngạch” là chuyển từ ngạch viên chức này sang ngạch viên chức khác có cùng cấp độ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
6. “Tuyển dụng” là việc tuyển người theo hình thức hợp đồng làm việc trong biên chế ở đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển;
7. “Hợp đồng làm việc” là hình thức tuyển dụng người vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước bằng
8. “Bổ nhiệm ngạch” là việc
9. “Thử việc” là quá trình người được tuyển dụng làm thử chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm sau khi ký hợp đồng làm việc;
10. "Đơn vị sử dụng viên chức" là đơn vị có thẩm quyền quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức;
11. "Cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức" là cơ quan, đơn vị được giao quyền tuyển dụng và quản lý viên chức;
12. "Cơ quan có thẩm quyền quản lý ngạch viên chức" là cơ quan được giao quyền quản lý các ngạch viên chức chuyên ngành.
Điều 4. Phân loại viên chức
Viên chức nói tại Nghị định này được phân loại như sau:
1. Phân loại theo trình độ đào tạo:
a) Viên chức loại A là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục đại học trở lên;
b) Viên chức loại B là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục nghề nghiệp;
c) Viên chức loại C là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ dưới giáo dục nghề nghiệp.
2. Phân loại theo ngạch viên chức:
a) Viên chức ngạch tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp trở lên;
b) Viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên chính;
c) Viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên;
d) Viên chức ngạch tương đương ngạch cán sự;
đ) Viên chức ngạch nhân viên.
3. Phân loại theo vị trí công tác:
a) Viên chức lãnh đạo;
b) Viên chức chuyên môn nghiệp vụ.
Việc phân cấp quản lý viên chức phải căn cứ vào việc phân loại viên chức quy định tại Điều này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568