Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh ba miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook
    • Đặt câu hỏi
    • Yêu cầu báo giá
    • Đặt hẹn Luật sư

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Văn bản pháp luật

Nghị định 102/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016

  • 08/10/202008/10/2020
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    08/10/2020
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Nghị định 102/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh thuốc.

      NGHỊ ĐỊNH

      QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC

      Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

      Căn cứ Luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;

      Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

      Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

      Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thuốc.

      Chương I

      NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

      Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

      1. Nghị định này quy định điều kiện kinh doanh thuốc.

      2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam.

      Điều 2. Giải thích từ ngữ

      Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

      1. Cơ sở dược hợp pháp là cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dược được thành lập theo quy định của pháp luật, bao gồm:

      a) Cơ sở kinh doanh thuốc;

      b) Bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

      c) Các trường có đào tạo chuyên ngành dược;

      d) Các viện nghiên cứu dược, viện và trung tâm kiểm nghiệm về thuốc;

      đ) Cơ quan quản lý nhà nước về dược;

      e) Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam;

      g) Các cơ sở dược khác theo quy định của pháp luật.

      2. Thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện là thuốc thành phẩm đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:

      a) Có chứa các hoạt chất không phải là hoạt chất gây nghiện, không phải là hoạt chất hướng tâm thần và không phải là tiền chất dùng làm thuốc;

      b) Có chứa hoạt chất gây nghiện, hoặc có chứa hoạt chất gây nghiện phối hợp với hoạt chất hướng tâm thần, hoặc có chứa hoạt chất gây nghiện phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc, hoặc có chứa hoạt chất gây nghiện phối hợp với hoạt chất hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc;

      c) Nồng độ, hàm lượng các hoạt chất gây nghiện, hoạt chất hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

      nghi-dinh-102-2016-ND-CP-ngay-01-thang-07-nam-2016

       Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

      Thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần là thuốc thành phẩm đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:

      a) Có chứa các hoạt chất không phải là hoạt chất gây nghiện, không phải là hoạt chất hướng tâm thần và không phải là tiền chất dùng làm thuốc;

      b) Có chứa hoạt chất hướng tâm thần hoặc có chứa hoạt chất hướng tâm thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc;

      c) Nồng độ, hàm lượng các hoạt chất hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

      Thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất là thuốc thành phẩm đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:

      a) Có chứa các hoạt chất không phải là hoạt chất gây nghiện, không phải là hoạt chất hướng tâm thần và không phải là tiền chất dùng làm thuốc;

      b) Có chứa tiền chất dùng làm thuốc ở nồng độ, hàm lượng nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

      Thuốc hóa dược là thuốc chứa hoạt chất đã xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết.

      Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc.

      Dược liệu không bao gồm các bán thành phẩm thuốc từ dược liệu.

      Bán thành phẩm thuốc từ dược liệu là nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu dưới dạng cao, cốm, bột, cồn, dịch chiết, tinh dầu và được sử dụng trong sản xuất thuốc từ dược liệu.

      Dược liệu thô (dược liệu sống) là nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật có thể dùng làm thuốc nhưng chưa qua sơ chế, chế biến.

      Vị thuốc cổ truyền là dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền dùng để sản xuất thuốc Đông y hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh.

      Sơ chế là kiểm tra và phân loại dược liệu thô, loại bỏ tạp chất, ngâm, ủ, rửa, phơi, sấy, làm sạch, làm khô, chia cắt hay tán bột.

      Chế biến là quá trình làm thay đổi về chất và lượng của dược liệu thô hoặc dược liệu đã sơ chế thành vị thuốc y học cổ truyền theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền.

      Điều 3. Các hình thức tổ chức kinh doanh thuốc

      Cơ sở sản xuất thuốc bao gồm:

      a) Doanh nghiệp sản xuất thuốc;

      b) Hợp tác xã, hộ kinh doanh sản xuất dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu.

      Cơ sở bán buôn thuốc bao gồm:

      a) Doanh nghiệp bán buôn thuốc;

      b) Hợp tác xã, hộ kinh doanh bán buôn dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu;

      c) Đại lý bán buôn vắc xin, sinh phẩm y tế.

      Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật dược; cơ sở chuyên bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 26 của Luật dược.

      Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc.

      Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc.

      Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.

      Cơ sở làm dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng.

      Chương II

      KINH DOANH THUỐC

      Mục 1. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC

      Điều 4. Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc

      Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp cho các cơ sở kinh doanh thuốc đáp ứng các điều kiện đối với từng hình thức kinh doanh thuốc theo quy định tại Chương này.

      Cơ sở kinh doanh thuốc chỉ được hoạt động theo đúng địa điểm và phạm vi kinh doanh quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

      Điều 5. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với cơ sở sản xuất thuốc

      Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở sản xuất thuốc.

      Cơ sở sản xuất thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:

      a) Có số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc được giao;

      b) Nhà xưởng, hệ thống phụ trợ và thiết bị được trang bị, bố trí, thiết kế, chế tạo, đánh giá, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng;

      c) Có khu vực kiểm tra chất lượng đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng phù hợp quy mô sản xuất;

      đ) Có khu vực bảo quản bảo đảm điều kiện bảo quản và các hoạt động bảo quản phù hợp quy mô sản xuất;

      đ) Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn, công thức, hướng dẫn, quy trình bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.

      Điều 6. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với cơ sở bán buôn thuốc

      Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán buôn thuốc.

      Cơ sở bán buôn thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:

      a) Có số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc được giao;

      b) Nhà kho, hệ thống phụ trợ phải được thiết kế, xây dựng, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích bảo quản và quy mô sử dụng, đảm bảo bảo quản theo đúng điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc; có khu vực riêng để bảo quản có trật tự các loại sản phẩm khác nhau; khu vực tiếp nhận, cấp phát phải có khả năng bảo vệ thuốc khỏi các điều kiện thời tiết bất lợi; các khu vực bảo quản liên quan phải có biển hiệu thích hợp, rõ ràng;

      c) Thiết bị bảo quản và thiết bị vận chuyển phải được trang bị, bố trí, thiết kế, đánh giá, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo điều kiện bảo quản và các hoạt động bảo quản;

      d) Kho bảo quản phải trang bị hệ thống phát điện dự phòng cho hoạt động của kho lạnh;

      đ) Có phương tiện vận chuyển thuốc bảo đảm điều kiện bảo quản, yêu cầu về an ninh, an toàn đối với thuốc do cơ sở kinh doanh;

      e) Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu, các hướng dẫn, quy trình bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.

      Điều 7. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với cơ sở bán lẻ thuốc

      Chủ cơ sở bán lẻ thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán lẻ thuốc.

      Cơ sở bán lẻ thuốc, trừ cơ sở bán lẻ dược liệu, phải đáp ứng các điều kiện sau:

      a) Phải có địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm và có biển hiệu theo quy định;

      b) Địa điểm bán lẻ phải được xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời; bảo đảm duy trì điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc;

      c) Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;

      d) Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác: Khu vực pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn; khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh; nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc; khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua thuốc trong thời gian chờ đợi;

      đ) Phải có tủ, giá, kệ bảo quản thuốc đáp ứng yêu cầu về điều kiện bảo quản thuốc, yêu cầu về bảo đảm an ninh, an toàn đối với thuốc;

      Xem thêm:  Quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

      e) Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc,

      Điều 8. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc

      Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc.

      Cơ sở nhập khẩu thuốc, cơ sở xuất khẩu thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:

      a) Có số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc được giao;

      b) Nhà kho, hệ thống phụ trợ phải được thiết kế, xây dựng, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích bảo quản và quy mô sử dụng;

      c) Thiết bị bảo quản và thiết bị vận chuyển phải được trang bị, bố trí, thiết kế, đánh giá, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng đảm bảo điều kiện bảo quản và các hoạt động bảo quản;

      d) Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu, các hướng dẫn, quy trình bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.

      Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc với hình thức bán buôn thuốc.

      Điều 9. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc

      Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc.

      Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 8, điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này và phải bảo đảm các trách nhiệm đối với bên thuê dịch vụ về chất lượng, số lượng, giá trị thuốc và bảo đảm để bên thuê dịch vụ thực hiện trách nhiệm đối với thuốc do cơ sở nhận bảo quản.

      Điều 10. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc

      Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.

      Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:

      a) Có đủ số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc được giao;

      b) Phòng kiểm nghiệm phải được bố trí, thiết kế phù hợp, đủ rộng để bố trí riêng biệt các hoạt động kiểm nghiệm khác nhau, đủ chỗ cho trang thiết bị chuyên môn, hồ sơ tài liệu và không gian làm việc cho nhân viên;

      c) Các thiết bị, máy móc, dụng cụ phải được trang bị phù hợp với phương pháp kiểm nghiệp, mục đích kiểm nghiệp của doanh nghiệp và thích hợp với việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chuẩn và xử lý dữ liệu;

      d) Được trang bị đầy đủ hóa chất, thuốc thử, chất chuẩn, tài liệu kỹ thuật đáp ứng mục đích kiểm nghiệm;

      đ) Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu, hướng dẫn, quy trình bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.

      Điều 11. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với cơ sở làm dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng

      Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức cơ sở làm dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, cụ thể:

      a) Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp làm dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược hoặc ngành y đa khoa và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

      b) Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp làm dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng của thuốc từ dược liệu phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược hoặc ngành y đa khoa hoặc ngành y học cổ truyền hoặc ngành dược cổ truyền và có 03 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh.

      Cơ sở làm dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

      a) Có đủ số lượng nhân sự, trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao;

      b) Có địa điểm, phòng thử nghiệm lâm sàng, phòng xét nghiệm, thiết bị xét nghiệm sinh hóa được thiết kế, xây dựng và có diện tích phù hợp với hoạt động thử thuốc trên lâm sàng;

      c) Có hệ thống quản lý chất lượng hồ sơ tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn, công thức, hướng dẫn, quy trình đối với các hoạt động thử thuốc trên lâm sàng.

      Mục 2. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DƯỢC LIỆU

      Điều 12. Điều kiện chung đối với cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ bảo quản dược liệu

      Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ bảo quản dược liệu phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có phạm vi kinh doanh dược liệu.

      Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có phạm vi kinh doanh dược liệu:

      a) Người quản lý chuyên môn của cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề dược, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;

      b) Có đủ điều kiện tương ứng đối với từng loại hình kinh doanh quy định tại các điều 13, 14, 15 và 16 Nghị định này.

      Điều 13. Xuất khẩu, nhập khẩu dược liệu

      Cơ sở nhập khẩu dược liệu phải có đủ các điều kiện sau đây:

      a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc với phạm vi bán buôn dược liệu;

      b) Đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc đối với dược liệu;

      c) Cơ sở kinh doanh dược liệu chưa đủ điều kiện nhập khẩu trực tiếp phải ký kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu với cơ sở có đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định và tên cơ sở ủy thác nhập khẩu phải được thể hiện trên đơn hàng nhập khẩu.

      Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc với phạm vi sản xuất thuốc từ dược liệu và có giấy chứng nhận đạt nguyên tắc thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) được nhập khẩu dược liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất của chính doanh nghiệp và bán cho các cơ sở sản xuất thuốc khác, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

      Cơ sở xuất khẩu dược liệu phải có đủ các điều kiện sau đây:

      a) Các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

      b) Các điều kiện quy định của nước nhập khẩu dược liệu (nếu có).

      Điều 14. Điều kiện đối với cơ sở bán buôn dược liệu

      Đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc đối với dược liệu và nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt phân phối thuốc đối với dược liệu quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điểu 19 Nghị định này.

      Điều 15. Điều kiện đối với cơ sở bán lẻ dược liệu

      Về cơ sở vật chất:

      a) Có địa điểm cố định, diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, bảo đảm phòng chống cháy nổ; phải có khu vực trưng bày, khu vực bảo quản dược liệu;

      b) Có thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm: Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc; nhiệt kế, ẩm kế, điều hòa, máy hút ẩm để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ dược liệu, hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió. Thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì không quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.

      Về nhân sự:

      a) Có nhân viên trình độ phù hợp với công việc được giao, trong đó có ít nhất có một người trình độ từ dược tá trở lên;

      b) Người trực tiếp bán lẻ dược liệu phải thường xuyên được đào tạo, tập huấn chuyên môn, cập nhật những quy định pháp luật mới về bảo quản, quản lý dược liệu.

      Cơ sở bán lẻ chỉ được bán các dược liệu được mua tại các cơ sở có đủ điều kiện kinh doanh dược liệu; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có bao bì, ghi nhãn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn ghi nhãn thuốc; không được bán các dược liệu có độc tính chưa qua chế biến theo Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

      Điều 16. Điều kiện đối với doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản dược liệu

      Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản dược liệu.

      Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản dược liệu phải đáp ứng các điều kiện sau:

      a) Có số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc được giao;

      b) Nhà kho, hệ thống phụ trợ phải được thiết kế, xây dựng, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích bảo quản và quy mô sử dụng;

      c) Thiết bị bảo quản và thiết bị vận chuyển phải được trang bị, bố trí, thiết kế, đánh giá, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng đảm bảo điều kiện bảo quản và các hoạt động bảo quản;

      d) Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu, các hướng dẫn, quy trình bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.

      Điều 17. Kinh doanh dược liệu tại làng nghề, làng truyền thống, phố truyền thống kinh doanh dược liệu

      Hình thức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, dịch vụ bảo quản dược liệu tại làng nghề, làng truyền thống, phố truyền thống kinh doanh dược liệu phải theo đúng các quy định đối với điều kiện của loại hình kinh doanh tương ứng tại các điều 13, 14, 15 và 16 Nghị định này.

      Xem thêm:  Trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận quảng cáo thuốc thú y

      Hình thức kinh doanh bán lẻ dược liệu tại làng nghề, làng truyền thống, phố truyền thống kinh doanh dược liệu phải theo đúng các quy định tại Điều 15 Nghị định này. Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ tại làng nghề, làng truyền thống, phố truyền thống kinh doanh dược liệu phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược hoặc giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo về dược, y học cổ truyền do cơ sở có chức năng đào tạo cấp.

      Điều 18. Điều kiện đối với cơ sở có hoạt động chế biến dược liệu

      Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc với phạm vi kinh doanh dược liệu.

      Người phụ trách chuyên môn của cơ sở chế biến dược liệu phải có bằng tốt nghiệp đại học dược hoặc bằng tốt nghiệp đại học về y học cổ truyền và có thời gian thực hành ít nhất 2 năm tại cơ sở dược hợp pháp.

      Người trực tiếp tham gia chế biến dược liệu phải được thường xuyên tập huấn, cập nhật kiến thức chuyên môn về chế biến dược liệu.

      Nhà xưởng, thiết bị phải được thiết kế, xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng phù hợp với các thao tác trong quá trình chế biến và quy mô chế biến của cơ sở, cụ thể như sau:

      a) Khu vực bảo quản dược liệu đầu vào phải đáp ứng điều kiện về vị trí kho bảo quản và thiết kế kho bảo quản đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc đối với dược liệu;

      b) Khu vực chế biến:

      Tùy theo quy mô chế biến các khu vực chế biến dược liệu được bố trí để thuận tiện cho đường đi của nguyên liệu trong quá trình chế biến bao gồm hai khu vực: Khu vực sơ chế, khu vực phức chế.

      Khu vực sơ chế, phức chế dược liệu phải đủ rộng, thông thoáng, dễ vệ sinh, bảo đảm an toàn và thao tác thuận lợi, có hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ chế biến dược liệu;

      c) Khu vực kiểm tra chất lượng:

      Khu vực kiểm tra chất lượng nguyên liệu và thành phẩm phải được tách biệt khỏi khu vực chế biến. Khu vực kiểm tra chất lượng phải được thiết kế phù hợp với các hoạt động kiểm tra;

      d) Khu vực bảo quản dược liệu đã chế biến phải đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc đối với dược liệu.

      Hệ thống phụ trợ:

      a) Hệ thống xử lý không khí:

      Cơ sở phải lắp đặt hệ thống xử lý không khí hoặc điều hòa tách riêng cho các khu vực;

      b) Hệ thống xử lý nước:

      Tùy theo yêu cầu của từng dạng phương pháp chế biến dược liệu, nguồn nước dùng cho mục đích chế biến ít nhất phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sinh hoạt;

      c) Hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn:

      Cơ sở phải có biện pháp thích hợp xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn trong quá trình chế biến, bảo đảm an toàn và vệ sinh;

      d) Hệ thống phòng cháy, chữa cháy:

      Cơ sở phải trang bị đủ dụng cụ, thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định về phòng chống cháy nổ.

      Cơ sở phải có đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc chế biến dược liệu. Các thiết bị này phải bảo đảm an toàn khi vận hành, dễ làm vệ sinh và bảo dưỡng, tránh được sự nhiễm chéo, tích tụ bụi và bẩn, tránh được những tác động bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cơ sở phải xây dựng và tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn vận hành, vệ sinh đối với trang thiết bị.

      Khu vực kiểm tra chất lượng phải được trang bị các máy, thiết bị, dụng cụ thích hợp cho việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chuẩn và xử lý dữ liệu. Các thiết bị phân tích phải phù hợp với phương pháp kiểm nghiệm và phải đáp ứng được yêu cầu kiểm tra chất lượng của đơn vị.

      Trước khi thực hiện hoạt động chế biến dược liệu ít nhất 30 ngày, cơ sở phải thông báo về Bộ Y tế. Bộ Y tế tổ chức kiểm tra cơ sở đủ điều kiện chế biến dược liệu định kỳ 3 năm một lần hoặc đột xuất.

      Điều 19. Điều kiện về áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt

      Ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 14, 16 và khoản 1 Điều 13 Nghị định này, các cơ sở kinh doanh thuốc phải đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt tối thiểu của Tổ chức Y tế thế giới được cập nhật đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tương ứng với từng hình thức và phạm vi kinh doanh sau đây:

      a) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc;

      b) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) đối với cơ sở bán buôn thuốc;

      c) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc (GPP) đối với cơ sở bán lẻ thuốc;

      d) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) đối với cơ sở làm dịch vụ bảo quản thuốc và cơ sở xuất nhập khẩu thuốc;

      đ) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP) đối với cơ sở làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc;

      e) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng (GCP) đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;

      g) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc đối với dược liệu (GSP) áp dụng với cơ sở làm dịch vụ bảo quản dược liệu và cơ sở xuất nhập khẩu dược liệu;

      h) Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt phân phối thuốc đối với dược liệu (GDP) áp dụng với cơ sở bán buôn dược liệu.

      Hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận Thực hành tốt quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược; Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược và các văn bản pháp luật có liên quan.

      Mục 3. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC, THUỐC THÀNH PHẨM DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA HOẠT CHẤT GÂY NGHIỆN, HƯỚNG TÂM THẦN, TIỀN CHẤT

      Điều 20. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất

      Cơ sở sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phải đáp ứng các quy định tại Điều 5 Nghị định này và các quy định sau:

      a) Đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc phù hợp với từng dạng bào chế ít nhất 02 năm;

      b) Thủ kho bảo quản thuốc gây nghiện phải tốt nghiệp đại học dược và có thời gian hành nghề ít nhất 02 năm trở lên tại cơ sở sản xuất thuốc;

      c) Thủ kho bảo quản thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phải tốt nghiệp đại học dược hoặc trung học dược trở lên được ủy quyền (thủ trưởng cơ sở ủy quyền bằng văn bản, thời gian ủy quyền mỗi lần không quá 12 tháng);

      d) Nhân viên chủ chốt chịu trách nhiệm về chế độ ghi chép, báo cáo phải tốt nghiệp đại học dược có thời gian hành nghề ít nhất 02 năm trở lên tại cơ sở sản xuất thuốc;

      đ) Hồ sơ, sổ sách: Cơ sở sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phải lập và ghi chép các loại sổ theo dõi sau đây: Sổ pha chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, sổ theo dõi xuất, nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, sổ bàn giao bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất, thẻ kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

      Cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất phải đáp ứng các quy định sau:

      a) Đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc phù hợp với từng dạng bào chế ít nhất 02 năm;

      b) Thủ kho bảo quản nguyên liệu, bán thành phẩm có chứa hoạt chất gây nghiện phải tốt nghiệp đại học dược có thời gian hành nghề ít nhất 02 năm trở lên tại cơ sở sản xuất thuốc;

      c) Thủ kho bảo quản nguyên liệu, bán thành phẩm có chứa hoạt chất hướng tâm thần, nguyên liệu, bán thành phẩm có chứa tiền chất phải tốt nghiệp đại học dược hoặc trung học dược trở lên được ủy quyền (thủ trưởng cơ sở ủy quyền bằng văn bản, thời gian ủy quyền mỗi lần không quá 12 tháng);

      d) Nhân viên chủ chốt chịu trách nhiệm về chế độ ghi chép, báo cáo phải tốt nghiệp đại học dược có thời gian hành nghề ít nhất 02 năm trở lên tại cơ sở sản xuất thuốc;

      đ) Hồ sơ, sổ sách: Cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất phải ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi nhập, xuất thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

      Điều 21. Điều kiện đối với cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu

      Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phải đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này và các quy định sau:

      a) Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong xuất khẩu, nhập khẩu thuốc;

      b) Trong vòng 05 năm trước ngày đề nghị bổ sung hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu không kinh doanh các thuốc bị vi phạm về chất lượng nghiêm trọng do cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thuốc kết luận hoặc không có hành vi giả mạo hoặc tự ý sửa chữa hồ sơ, tài liệu, giấy tờ pháp lý của các cơ quan chức năng của Việt Nam hoặc của nước ngoài; không sử dụng con dấu giả hoặc giả mạo chữ ký hoặc dấu của cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất và các cơ sở liên quan trong hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu thuốc;

      Xem thêm:  Thẩm quyền kiểm tra và xử phạt hành chính của quản lý thị trưởng

      c) Có kho riêng đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc để bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phù hợp với quy mô kinh doanh của cơ sở nhưng diện tích tối thiểu 100 m2 và thể tích tối thiểu 300 m3. Kho phải có cửa, có khóa chắc chắn, có các biện pháp bảo đảm an toàn, không để thất thoát;

      d) Có tối thiểu 03 địa điểm kinh doanh đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt phân phối thuốc tại 03 miền Bắc, miền Trung và miền Nam;

      đ) Có hệ thống phần mềm theo dõi quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc và các biện pháp đảm bảo an ninh an toàn, tránh thất thoát;

      e) Nhân sự: Thủ kho, người phụ trách báo cáo, người phụ trách chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp đại học dược và có thời gian hành nghề ít nhất 02 năm trở lên tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc.

      Các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu phải được tập huấn về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc được cấp bởi các cơ sở đào tạo được Bộ Y tế giao nhiệm vụ;

      g) Hồ sơ, sổ sách: Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phải lập và ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo dõi sau đây: sổ theo dõi xuất, nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc; Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; các chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc.

      Cơ sở đáp ứng các điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại Chương II Luật dược và Nghị định này được xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất; phải lập và ghi chép các hồ sơ sau đây:

      a) Sổ theo dõi nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

      b) Chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất.

      Điều 22. Điều kiện đối với doanh nghiệp bán buôn

      Doanh nghiệp dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm doanh nghiệp chưa được cổ phần hóa và doanh nghiệp đã cổ phần hóa) được mua, bán thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất đáp ứng các quy định tại Điều 6 Nghị định này và các quy định sau:

      a) Phải có kho đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc, trong đó kho bảo quản thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất phải có khóa chắc chắn, có các biện pháp bảo đảm an toàn, không để thất thoát. Nếu không có kho riêng thì thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất phải để một khu vực riêng biệt trong kho đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc;

      b) Nhân sự: Thủ kho phải tốt nghiệp đại học dược và có thời gian hành nghề ít nhất 02 năm trở lên tại công ty kinh doanh thuốc;

      c) Hồ sơ, sổ sách: sổ theo dõi xuất, nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; các chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc.

      Cơ sở đáp ứng các điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại Chương II Luật dược và Nghị định này được mua, bán thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất; phải lập và ghi chép các hồ sơ sau đây:

      a) Sổ theo dõi xuất, nhập thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

      b) Chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất.

      Điều 23. Điều kiện đối với cơ sở bán lẻ

      Cơ sở bán lẻ thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất phải đáp ứng các quy định tại Điều 7 Nghị định này và các quy định sau:

      a) Phải là nhà thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc;

      b) Phải đăng ký với Sở Y tế trên địa bàn;

      c) Chủ nhà thuốc, người quản lý chuyên môn phải trực tiếp quản lý và bán lẻ thuốc thành phẩm gây nghiện;

      d) Dược sỹ trung học trở lên quản lý và bán lẻ thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất;

      đ) Phải lập, ghi chép và lưu giữ các loại hồ sơ sau đây theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế: Sổ theo dõi xuất, nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng, Phiếu xuất kho thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc của nơi cung cấp thuốc; Đơn thuốc gây nghiện, hướng tâm thần lưu tại cơ sở sau khi bán; Biên bản nhận thuốc thành phẩm gây nghiện do người nhà người bệnh nộp lại.

      Cơ sở bán lẻ thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thân, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất phải đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định này và các quy định sau:

      a) Là nhà thuốc đáp ứng Thực hành tốt nhà thuốc;

      b) Phải có sổ theo dõi, kiểm kê, lập báo cáo số lượng mua, nhập, tồn kho, số lượng đã xuất bán và tồn, địa chỉ khách hàng 6 tháng, hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

      Mục 4. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC PHÓNG XẠ

      Điều 24. Điều kiện kinh doanh

      Cơ sở kinh doanh thuốc phóng xạ ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại Chương II Luật dược và Mục 1 Chương II Nghị định này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

      Có giấy phép về bảo đảm an toàn bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

      Người phụ trách an toàn bức xạ phải được đào tạo kiến thức về an toàn bức xạ và phải có chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ do cơ sở được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép đào tạo cấp.

      Điều 25. Pha chế, sử dụng thuốc phóng xạ

      Việc pha chế, sử dụng thuốc phóng xạ chỉ được thực hiện trong các cơ sở y học hạt nhân được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép về bảo đảm an toàn bức xạ.

      Cơ sở y học hạt nhân được cấp phép có nhu cầu sử dụng thuốc phóng xạ phải lập bảng dự trù theo mẫu quy định để Bộ Y tế xét duyệt; đồng thời báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ để theo dõi.

      Chương III

      ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

      Điều 26. Điều khoản chuyển tiếp

      Đối với Chứng chỉ hành nghề dược đã được cấp với thời hạn 5 năm, khi hết hạn, cá nhân phải làm thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      Đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã cấp với thời hạn 5 năm, khi hết hạn, cơ sở kinh doanh làm thủ tục cấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      Cơ sở đang sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất được tiếp tục hoạt động cho đến khi thực hiện theo các quy định của Luật dược 2016.

      Điều 27. Hiệu lực thi hành

      Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

      Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 Mục 2 Chương IV, Chương V của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

      Điều 28. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

      Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

      Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Nghị định 102/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 thuộc chủ đề Cơ sở khám chữa bệnh, thư mục Văn bản pháp luật. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Xin giấy phép hoạt động bệnh viện: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục?

      Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện? Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động bệnh viện? Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bệnh viện?

      ảnh chủ đề

      Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh

      Để được mở cơ sở khám chữa bệnh và tiếp nhận người thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề và được cấp các loại giấy chứng nhận theo quy định pháp luật tại Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

      ảnh chủ đề

      Mẫu biên bản hội chẩn chuyên môn và hướng dẫn soạn thảo

      Trên thực tế, trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh thì chắc hẳn ai cũng biết đến khái niệm " hội chẩn". Khi tiến hành hội chẩn chuyên môn thì phải lập thành biên bản hội chẩn chuyên môn để ghi chép lại quá trình hội chẩn. Vậy mẫu biên bản hội chẩn chuyên môn bao gồm những gì?

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh

      Khi có sự thay đổi quy mô giường bệnh hoặc cơ cấu tổ chức hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải viết và nộp đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép tới cơ quan có thẩm quyền.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh

      Khi có sự thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh phải viết đơn và nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được phê duyệt.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

      Khi xảy ra các trường hợp khiến giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bị mất, hư hỏng,...thì tổ chức, cá nhân cần đề nghị cấp lại thông qua đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

      ảnh chủ đề

      Mẫu biên bản đánh giá thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu

      Trong quá trình kiểm tra, giám sát để đảm bảo luôn duy trì được việc đáp ứng GACP phải lập nhiều biên bản để làm cơ sở cho các hoạt động đánh giá sau này, trong đó có biên bản đánh giá thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu

      Mà Việt Nam là một trong những nước phong phú và đa dạng về hệ động thực vật, có tiềm năng lớn về dược liệu phục vụ ngàng Y nước nhà. Để tạo điều kiện tốt cho các dự án trồng dược liệu tốt, nhà nước có những hỗ trợ nhất định cho cơ sở trồng, sản xuất dược liệu.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh dược

      Để được kinh doanh dược, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng đủ các điều kiện và thực hiện các thủ tục để chứng minh mình có đủ điều kiện. Do đó, việc đưa ra mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược là điều hoàn toàn hợp lí.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh GCN đủ điều kiện kinh doanh dược

      Để được kinh doanh dược tổ chức, cá nhân phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, do đó khi có nhưng thay đổi về thông tin thì người kinh doanh dược phải đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh dược thông qua đơn đề nghị và các giấy tờ khác.

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng chống cháy nhà
      • Luật phá sản là gì? Nội dung và mục lục Luật phá sản?
      • Mẫu biên bản tiếp công dân (79/PTHA) và hướng dẫn soạn thảo chi tiết
      • Mẫu GCN người vào Đảng trong thời gian tổ chức đảng xem xét kết nạp
      • Mẫu thông báo an toàn phòng cháy chữa cháy chi tiết nhất
      • Mẫu sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp
      • Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm
      • Mẫu thông báo về việc rút kháng cáo vụ án hành chính (34-HC) chi tiết
      • Mẫu quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
      • Mẫu quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính (11-HC) chi tiết nhất
      • Mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện hành chính
      • Mẫu thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu (Mục 02) chi tiết nhất
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc quận Ninh Kiều (Cần Thơ)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Tịnh Biên (An Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc TP Thuận An (Bình Dương)
      • Các biện pháp chăm sóc cây trồng Công nghệ lớp 7 bài 19
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Sông Hinh (Phú Yên)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cai Lậy (Tiền Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Đức Huệ (Long An)
      • Điều kiện để tốt nghiệp đại học loại giỏi như thế nào?
      • Xuất hay suất? Sơ xuất hay sơ suất? Xuất quà hay suất quà?
      • Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với một người thân
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Xin giấy phép hoạt động bệnh viện: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục?

      Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện? Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động bệnh viện? Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bệnh viện?

      ảnh chủ đề

      Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh

      Để được mở cơ sở khám chữa bệnh và tiếp nhận người thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề và được cấp các loại giấy chứng nhận theo quy định pháp luật tại Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

      ảnh chủ đề

      Mẫu biên bản hội chẩn chuyên môn và hướng dẫn soạn thảo

      Trên thực tế, trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh thì chắc hẳn ai cũng biết đến khái niệm " hội chẩn". Khi tiến hành hội chẩn chuyên môn thì phải lập thành biên bản hội chẩn chuyên môn để ghi chép lại quá trình hội chẩn. Vậy mẫu biên bản hội chẩn chuyên môn bao gồm những gì?

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh

      Khi có sự thay đổi quy mô giường bệnh hoặc cơ cấu tổ chức hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải viết và nộp đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép tới cơ quan có thẩm quyền.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh

      Khi có sự thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh phải viết đơn và nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được phê duyệt.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

      Khi xảy ra các trường hợp khiến giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bị mất, hư hỏng,...thì tổ chức, cá nhân cần đề nghị cấp lại thông qua đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

      ảnh chủ đề

      Mẫu biên bản đánh giá thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu

      Trong quá trình kiểm tra, giám sát để đảm bảo luôn duy trì được việc đáp ứng GACP phải lập nhiều biên bản để làm cơ sở cho các hoạt động đánh giá sau này, trong đó có biên bản đánh giá thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu

      Mà Việt Nam là một trong những nước phong phú và đa dạng về hệ động thực vật, có tiềm năng lớn về dược liệu phục vụ ngàng Y nước nhà. Để tạo điều kiện tốt cho các dự án trồng dược liệu tốt, nhà nước có những hỗ trợ nhất định cho cơ sở trồng, sản xuất dược liệu.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh dược

      Để được kinh doanh dược, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng đủ các điều kiện và thực hiện các thủ tục để chứng minh mình có đủ điều kiện. Do đó, việc đưa ra mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược là điều hoàn toàn hợp lí.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh GCN đủ điều kiện kinh doanh dược

      Để được kinh doanh dược tổ chức, cá nhân phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, do đó khi có nhưng thay đổi về thông tin thì người kinh doanh dược phải đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh dược thông qua đơn đề nghị và các giấy tờ khác.

      Xem thêm

      Tags:

      Cơ sở khám chữa bệnh

      Kinh doanh dược phẩm

      Thuốc và dược liệu


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Xin giấy phép hoạt động bệnh viện: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục?

      Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện? Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động bệnh viện? Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bệnh viện?

      ảnh chủ đề

      Mẫu quyết định tiếp nhận, phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh

      Để được mở cơ sở khám chữa bệnh và tiếp nhận người thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề và được cấp các loại giấy chứng nhận theo quy định pháp luật tại Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

      ảnh chủ đề

      Mẫu biên bản hội chẩn chuyên môn và hướng dẫn soạn thảo

      Trên thực tế, trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh thì chắc hẳn ai cũng biết đến khái niệm " hội chẩn". Khi tiến hành hội chẩn chuyên môn thì phải lập thành biên bản hội chẩn chuyên môn để ghi chép lại quá trình hội chẩn. Vậy mẫu biên bản hội chẩn chuyên môn bao gồm những gì?

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh

      Khi có sự thay đổi quy mô giường bệnh hoặc cơ cấu tổ chức hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải viết và nộp đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép tới cơ quan có thẩm quyền.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh

      Khi có sự thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh phải viết đơn và nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được phê duyệt.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

      Khi xảy ra các trường hợp khiến giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bị mất, hư hỏng,...thì tổ chức, cá nhân cần đề nghị cấp lại thông qua đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

      ảnh chủ đề

      Mẫu biên bản đánh giá thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu

      Trong quá trình kiểm tra, giám sát để đảm bảo luôn duy trì được việc đáp ứng GACP phải lập nhiều biên bản để làm cơ sở cho các hoạt động đánh giá sau này, trong đó có biên bản đánh giá thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu

      Mà Việt Nam là một trong những nước phong phú và đa dạng về hệ động thực vật, có tiềm năng lớn về dược liệu phục vụ ngàng Y nước nhà. Để tạo điều kiện tốt cho các dự án trồng dược liệu tốt, nhà nước có những hỗ trợ nhất định cho cơ sở trồng, sản xuất dược liệu.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh dược

      Để được kinh doanh dược, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng đủ các điều kiện và thực hiện các thủ tục để chứng minh mình có đủ điều kiện. Do đó, việc đưa ra mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược là điều hoàn toàn hợp lí.

      ảnh chủ đề

      Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh GCN đủ điều kiện kinh doanh dược

      Để được kinh doanh dược tổ chức, cá nhân phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, do đó khi có nhưng thay đổi về thông tin thì người kinh doanh dược phải đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh dược thông qua đơn đề nghị và các giấy tờ khác.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ