Nghị định 01/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính.
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ HOẶC BÃI BỎ, HỦY BỎ CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại các Nghị định sau:
1. Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan (sau đây gọi là
2. Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước (sau đây gọi là Nghị định số 86/2005/NĐ-CP).
3. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
4. Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch (sau đây gọi là
5. Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (sau đây gọi là Nghị định số 02/2009/NĐ-CP).
6. Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành “Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng” (sau đây gọi là
Điều 2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính tại các Nghị định quy định tại Điều 1 Nghị định này được thực hiện như sau:
1. Nghị định số 100/2006/NĐ-CP
a) Điều 37 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 như sau:
“2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp một (01) bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.”
b) Bổ sung khoản 3 Điều 37 như sau:
“3. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ. Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 3 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp bản sao phải có công chứng hoặc chứng thực; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và phải được công chứng, chứng thực.”
c) Điều 38 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 như sau:
“1. Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm lưu giữ một bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả, một bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan; một bản đóng dấu ghi số giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp giấy chứng nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ, sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.”
2. Nghị định số 86/2005/NĐ-CP
a) Điều 12 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 điểm a như sau:
“a) Là đối tượng đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 40 Luật Di sản văn hóa và Điều 16 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP.”
b) Điều 13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 như sau:
“3. Tổ chức muốn tiến hành thăm dò, khai quật di sản văn hóa dưới nước phải gửi một (01) bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện để xin phép.”
3. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
a) Điều 8 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 như sau:
“2. Thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể được quy định như sau:
a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin nghiên cứu, sưu tầm phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị (Phụ lục I) kèm theo Đề án (Phụ lục II) nói rõ mục đích, địa bàn, thời hạn và đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét cấp phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.”
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Bổ sung Điều 16a như sau:
“Điều 16a. Thủ tục cấp giấy phép khai quật khẩn cấp
1. Tổ chức xin cấp giấy phép khai quật khẩn cấp gửi trực tiếp một (01) bộ hồ sơ đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương nơi có địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp.
2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép khai quật khẩn cấp theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.”
c) Điều 21 được sửa đổi, bổ sung tại các khoản 2 và 3 như sau:
“2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài:
a) Có đơn đề nghị (Phụ lục III) gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;
b) Có giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ;
c) Một (01) bộ hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật.”
d) Điều 26 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 như sau:
“4. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
a) Chủ cửa hàng phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ (Phụ lục IV);
Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;
Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.”
đ) Điều 28 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 như sau:
“3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xác nhận điều kiện thành lập và được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.”
e) Bổ sung Điều 28a như sau:
“Điều 28a. Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép và thủ tục cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động (Phụ lục V) và Đề án hoạt động bảo tàng (Phụ lục VI) đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đặt trụ sở bảo tàng.
2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng (Phụ lục VII) và văn bản xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động bảo tàng của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở bảo tàng.”
4. Nghị định số 92/2007/NĐ-CP
a) Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp du lịch nước ngoài ký.
2. Bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của doanh nghiệp du lịch nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận; trường hợp thành lập chi nhánh phải có thêm giấy ủy quyền nêu rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh.
3. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của doanh nghiệp du lịch nước ngoài năm tài chính liền kề với năm xem xét cấp giấy phép (đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh).
Các giấy tờ nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
b) Điều 23 được sửa đổi, bổ sung tại các khoản 1, 2 và 3 như sau:
“1. Doanh nghiệp du lịch nước ngoài gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương (đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh) hoặc đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh (đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện).