Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán,
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính.
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
Cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính không nghiêm trọng, lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ.
b) Phạt tiền;
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này là 5% tổng số tiền đã huy động trái pháp luật. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 6 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định này là 05 lần khoản thu trái pháp luật.
Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức; cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Mức phạt tiền quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11, Khoản 3 Điều 24 và Khoản 1 Điều 27 Nghị định này chỉ áp dụng xử phạt đối với cá nhân.
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ trên 03 tháng đến 24 tháng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ có thời hạn hoạt động niêm yết chứng khoán, hoạt động đăng ký giao dịch chứng khoán; đình chỉ có thời hạn đợt chào mua công khai; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; đình chỉ có thời hạn hoạt động chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; đình chỉ có thời hạn hoạt động văn phòng đại diện; đình chỉ có thời hạn hoạt động lưu ký chứng khoán hoặc đình chỉ có thời hạn các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành và hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán; buộc thu hồi số cổ phiếu phát hành thêm;
b) Buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng;
c) Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
đ) Buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký;
e) Buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai;
g) Buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm;
h) Buộc chuyển nhượng chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định;
i) Buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi mục đích, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán;
k) Buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn, chứng khoán;
l) Buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí