Luật sư tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực lao động. Tư vấn luật lao động qua phương thức: trực tuyến qua tổng đài, trực tiếp tại văn phòng và qua phương tiện khác.
Nghỉ chăm con ốm có bị trừ vào ngày nghỉ hằng năm không? Quy định về số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi đối với công nhân viên chức nhà nước theo quy định thì 1 năm được nghỉ 12 ngày và trong trường hợp con nhỏ dưới 12 tháng bị bệnh thì phải nghỉ để chăm sóc con thì có bị trừ vào 12 ngày theo quy định không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Nghỉ hằng năm là khoảng thời gian nghỉ phép đối với người lao động khi làm việc cho người sử dụng lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Theo quy định của Điều 111 “
Về lịch nghỉ hằng năm do người sử dụng lao động quy định sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và đã thông báo cho người lao động.
Còn về chế độ nghỉ khi con ốm, theo Điều 159 Bộ luật lao động thì thời gian nghỉ vie để chăm con ốm được áp dụng theo quy định của Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp bạn chăm con ốm 12 tháng tuổi thì trong năm sẽ được nghỉ tối đa 20 ngày trong năm, không kể ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
>>> Luật sư tư vấn về chế độ nghỉ hằng năm đối với ngươi lao động: 1900.6568
Ngoài ra, nếu có tham gia bảo hiểm xã hội thì mức hưởng ngày nghỉ ốm đau cho cha/mẹ có con ốm được tính theo tháng bằng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc, mức một ngày bằng 1 tháng chia cho 24 ngày.
Trường hợp người lao động nghỉ chăm con ốm, thì việc có bị trừ vào 12 ngày nghỉ phép theo quy định không phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Về mặt nguyên tắc, đây là 2 chế độ khác nhau dành cho người lao động. Nếu người lao động có thỏa thuận thì có thể gộp với ngày nghỉ hàng năm thì cần được sự đồng ý của cả 2 bên.