Trả lời của Ngoại trưởng Nauy có tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho quốc gia này phải tôn trọng quyền của Đan Mạch với Greenland không? Tại sao?
Tháng 6/1931, vì cho rằng Greenland là lãnh thổ vô chủ (terra nullius), Nauy đã chiếm một phần phía Đông của Greenland. Nauy cũng viện dẫn tới một số điều ước mà Đan Mạch đã ký kết, thậm chí là với Nauy, trong đó có ghi nhận các điều ước đó không áp dụng với Greenland. Đan mạch phản đối hành vi chiếm Greenland của Nauy. Đan mạch cho rằng Greenland không phải là lãnh thổ vô chủ hay bị bỏ rơi vì chủ quyền của Đan mạch với Đông Greenland đã xác lập từ năm 1721 và vào thời điểm đó Đan Mạch và Nauy còn là một quốc gia. Từ 1721 đến 1814 Hoàng đế Đan Mạch và Nauy đã thực thi chủ quyền trên mảnh đất này. Từ khi chia tách thành hai quốc gia , những văn bản có dấu ấn của Hoàng đế Đan Mạch cho thấy Đan Mạch đã được độc quyền quản ý khai thác Greenland. Đan Mạch cũng đã hoạch định ranh giới pháp lý vùng nước nội địa của Greenland năm 1905. Mặt khác, năm 1919 khi Đan Mạch đặt ra câu hỏi chính thức với Nauy rằng có phản đối các lợi ích của Đan Mạch với Greenland không thì Ngoại trưởng Nauy trả lời sẽ không gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề mà câu hỏi này đưa ra. Trên thực tế, cho đến năm 1931 cũng không có quốc gia nào đòi chủ quyền với Đông Greenland ngoài Đan Mạch.
Hãy cho biết:
Trả lời của Ngoại trưởng Nauy có tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho quốc gia này phải tôn trọng quyền của Đan Mạch với Greenland không? Tại sao?
***
Trả lời của ngoại trưởng Nauy có tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho Quốc Gia này phải tôn trọng chủ quyền của Đan Mạch với Greenland. Và cụ thể ở đây là tạo ra một hành vi pháp lý đơn phương giữa hai nước.Vì:
Năm 1919 khi Đan Mạch đặt ra câu hỏi chính thức với Nauy rằng có phản đối các lợi ích của Đan Mạch với Greenland không thì Ngoại trưởng Nauy trả lời sẽ không gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề mà câu hỏi này đưa ra. Như vậy có thể thấy được rằng "Nauy sẽ không phản đối các quyền lợi của Đan Mạch trên Greenland" về bản chất chính là căn cứ không bị quốc gia nào phản đối trong chiếm cứ hữu hiệu của Đan Mạch thế nên đương nhiên chủ quyền của Đan Mạch được xác lập theo cách chiếm cứ hữu hiệu trong luật quốc tế.
Cụ thể về câu trả lời của Ngoại trưởng Nauy thì đây được coi như một hành vi pháp lý đơn phương của Nauy. Hành vi pháp lý là sự bày tỏ ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật nhằm tạo ra các hệ quả pháp lý. Đây là những hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể Luật Quốc Tế. Hành vi đơn phương của các quốc gia có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức: tuyên bố, công hàm, phát biểu của các vị lãnh đạo Nhà nước, tuyên bố chung…bất cứ hành vi nào cũng làm phát sinh nghĩa vụ đối với quốc gia đưa ra hành vi đó. Cụ thể ở đây là phát biểu của Ngoại trưởng Nauy. Do vậy việc từ chối không thực hiện những cam kết đơn phương này sẽ làm giảm sút uy tín của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Hiện nay, các hành vi đơn phương ngày càng đóng vai trò quan trọng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về bản chất, hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia không được coi là nguồn của luật quốc tế, vì nó không đảm bảo yếu tố "thỏa thuận" trong đó. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành nguồn bổ trợ của luật quốc tế khi hành vi đơn phương này "có khả năng" tạo ra quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế. Trong trường hợp này thì chính câu trả lời của Ngoại trường Nauy đã tạo cho Đan Mạch quyền và nghĩa vụ đối với các hoạt động mang lại lợi ích cho Đan Mạch khi được thực hiện trên Greenland.
Hay có thể thấy một ví dụ khác như: Thụy sỹ đơn phương đưa ra tuyên bố sẽ trở thành quốc gia trung lập vĩnh viễn.
Hành vi pháp lý đơn phương của chủ thể LQT thường có các dạng như hành vi công nhận, hành vi cam kết, hành vi phản đối, hành vi từ bỏ…
Như vậy thì với câu trả lời đó đã tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho Nauy phải tôn trọng chủ quyền của Đan Mạch đối với Greenland.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
– Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế
– Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại