Xã hội ngày phát triển nhu cầu sự dụng phương tiện giao thông công cộng ngày càng cao, bài viết sau đây sẽ giúp các bạn biết những việc nên và không nên làm khi tham gia giao thông công cộng.
Mục lục bài viết
1. Giao thông công cộng là gì?
Ban đầu, giao thông công cộng ra đời là để phục vụ cộng đồng, ví dụ như người già và trẻ em, học sinh, người khuyết tật không thể tự lái xe. Dần dần với sự phát triển của mạng xã hội và mạng lưới giao thông rộng khắp, đối tượng phục vụ của phương tiện giao thông công cộng được mở rộng ra đối với tất cả mọi người.
Định nghĩa về giao thông công cộng còn được ghi nhận trong quy định của luật. Khoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông của Bộ Giao thông vận tải quy định: Giao thông công cộng là tàu khách chạy theo tuyến cố định, bao gồm: xe buýt, xe khách, máy bay, tàu hỏa, đường sắt đô thị, tàu cao tốc, tàu thuỷ và phà đường thủy.
2. Đặc điểm của giao thông công cộng:
– Giao thông công cộng là loại hình giao thông có công suất và năng lực vận chuyển lớn, tiết kiệm tổng mức đầu tư xã hội và có khả năng phục vụ đại đa số người dân đô thị với chi phí đi lại thấp. Vì vậy, tuy vẫn còn một số hạn chế nhưng giao thông công cộng đã chứng minh được tính ưu việt của mình với nhiều ưu điểm.
– Năng lực vận tải rất cao, tốc độ lưu thông nhanh, số lượng dịch vụ rất lớn, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận lớn hành khách đô thị.
– Giảm số lượng phương tiện trên đường từ đó giảm ùn tắc giao thông, giảm diện tích đất lãng phí cho phương tiện và bãi đỗ xe, tiết kiệm chi phí đầu tư xã hội cho phương tiện cá nhân.
– Tăng khả năng di chuyển trong đô thị do giá vé thấp, phù hợp với đại đa số cư dân đô thị, thể hiện chất lượng dịch vụ tốt cho cuộc sống đô thị. Góp phần nâng cao nhận thức và trình độ của người dân.
– Tích cực tham gia bảo vệ môi trường đô thị, đặc biệt là các phương tiện sử dụng năng lượng điện nên hệ thống giao thông công cộng luôn được quan tâm phát triển ở đô thị.
3. Những việc nên làm và không nên làm khi đi xe buýt:
– Nên làm:
+ Xe buýt là loại phương tiện giao thông công cộng chỉ chạy trên những tuyến đường định trước nên kinh nghiệm đi xe buýt là khi có ý định di chuyển bằng loại phương tiện này bạn phải chú ý tìm hiểu rõ ràng về tuyến xe buýt mình sử dụng. Điều đó sẽ giúp bạn tránh việc lên nhầm xe, lãng phí nhiều thời gian di chuyển, gây chậm trễ công việc và mệt mỏi cho bản thân. Để biết tuyến xe buýt đi đâu, bạn có thể tìm bảng lộ trình tại điểm đón xe, kiểm tra xem tuyến xe bạn cần có tại điểm đón này không? Đơn giản hơn nữa, ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm ra chuyến xe buýt nào sẽ đi tới điểm đến của mình thông qua Internet, gọi đến tổng đài hay hỏi thăm bạn bè,…
+ Cách trả tiền xe buýt là luôn chuẩn bị trước tiền lẻ, điều này thể hiện nét đẹp văn hóa xe buýt. Kinh nghiệm đi xe buýt dành cho bạn là hãy tiết kiệm và chuẩn bị tiền lẻ trước để giúp việc thanh toán tiền vé xe buýt thuận tiện và nhanh chóng hơn. Nếu đưa tiền có mệnh giá lớn như 200.000 đồng hay 500.000 đồng, bạn có thể phải đối mặt với việc nhận tiền thừa với ánh mắt khó chịu, cau mày từ tài xế hoặc thậm chí là bị đuổi ra khỏi xe.
Nếu bạn là sinh viên hoặc người có nhu cầu di chuyển thường xuyên bằng xe buýt thì mua vé tháng là một lựa chọn sáng suốt. Thủ tục đăng ký vé tháng cũng khá đơn giản, ngoài ra chi phí phải trả cho vé tháng cũng rất hợp lý. Đặc biệt nếu bạn là sinh viên, công nhân khu công nghiệp hay người lớn tuổi sẽ được mua vé tháng ưu tiên với chi phí cực kỳ tiết kiệm chỉ từ 100.000đ.
– Không nên:
+ Không ăn, uống hay vứt rác bừa bãi trên xe.
+ Không gây mất trật tự, ảnh hưởng đến người khác như: nghe nhạc, nói chuyện quá to, cười đùa, chạy, nhảy trên xe.
+ Không gác chân lên ghế hoặc nằm trên ghế vì sẽ ảnh hưởng đến hành khách xung quanh.
+ Không chửi thề hoặc hút thuốc trong xe.
+ Hành khách phải quan sát trước khi xuống xe.
+ Khi xuống xe, không chen lấn, xô đẩy người phía trước gây nguy hiểm hoặc làm gián đoạn chuyến đi.
+ Không tranh giành chỗ ngồi với người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai và trẻ em.
+ Tránh đứng ngay cạnh cửa lên xe buýt để cản trở lối đi của hành khách khác.
4. Những việc nên làm và không nên làm khi đi tàu thuyền:
– Nên làm:
+ Nghe lời hướng dẫn từ phía những người có kinh nghiệm, thuyền trưởng để đảm bảo an toàn tốt nhất cho bản thân và giữ gìn an toàn cho những người xung quanh
+ Mặc áo phao để tránh trường hợp gặp nạn
+ Hành lý khi di chuyển bằng thuyền nên gọn nhẹ và đơn giản để giúp chúng ta dễ dàng mang vác khi lên xuống tàu thuyền
+ Hạn chế đi giày mũi nhọn, cao gót vì nó có thể làm cho việc di chuyển của bạn trở nên khó khăn hơn
– Không nên:
+ Không được phép thực hiện hành vi trái pháp luật: Bất kể lý do là gì, bạn không thể biện minh cho những hành động vi phạm pháp luật, đặc biệt là khi đi du thuyền. Dù bạn là vị khách quý nhưng không ai có thể bảo vệ bạn, kể cả chủ thuyền hay thuyền viên khác. Bởi nếu bị phát hiện, họ cũng sẽ bị liên lụy. Nghiêm trọng hơn là việc tịch thu giấy phép hoạt động tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy theo mức độ nghiêm trọng. Lưu ý rằng, ở hầu hết các quốc gia, hình phạt cho việc không tuân thủ thường là án tù.
+ Không tự giải quyết sự cố một mình: Cách chính xác để giải quyết mọi vấn đề trên tàu du lịch là thông qua thuyền trưởng. Vì đó là người duy nhất có thẩm quyền quyết định mọi việc trên thuyền. Không được đưa ra bất kỳ quyết định hay làm bất cứ điều gì liên quan đến tàu mà không hỏi ý kiến thuyền trưởng.
+ Không hút thuốc lá: Bạn có thể hút thuốc trong kỳ nghỉ du lịch của bạn. Tuy nhiên, chỉ hút thuốc ở những nơi được phép và tuyệt đối cẩn thận. Nhiều tàu du lịch có boong riêng cho người hút thuốc. Lưu ý rằng hầu hết các tàu du lịch sẽ không cho phép hút thuốc trong cabin. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ các quy định và chỉ hút thuốc lá khi được phép!
5. Những việc nên làm và không nên làm khi đi máy bay:
– Nên làm:
+ Kiểm tra đầy đủ giấy tờ: Trước khi ra sân bay, bạn cần kiểm tra vé máy bay, trọng lượng hành lý và các giấy tờ cần thiết. Nếu vô tình làm mất hết giấy tờ khi sát ngày bay, bạn có thể sử dụng giấy tờ tùy thân của mình. Để tránh rắc rối, bạn nên thu xếp ra sân bay sớm và xem chính xác thời gian làm thủ tục in trên vé máy bay.
+ Mang theo tiền mặt: Mặc dù ngày nay bạn có thể để tiền trong ngân hàng và rút ra bất cứ lúc nào, nhưng điều này có thể gây phiền toái cho bạn nếu không có trạm rút tiền, hoặc là chúng tạm thời ngừng hoạt động. Bạn nên chuẩn bị một ít USD cho chuyến bay quốc tế và VNĐ cho chuyến bay nội địa.
– Không nên:
+ Không hút thuốc trên máy bay: đây là hành vi gây nguy hiểm cho cả bản thân bạn và những người xung quanh, việc hút thuốc lá có thể bị phạt tiền từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.
+ Không đụng vào bất cứ vật dụng gì khi không được cho phép: Áo phao, lối thoát hiểm, mặt nạ dưỡng khí, bình chữa cháy và các thiết bị khác trên máy bay chỉ được phép sử dụng khi được phép. Hành khách không nên tò mò hay chạm vào những vật dụng trên mà nên chú ý đến hướng dẫn sử dụng của nhân viên hãng hàng không trước mỗi chuyến bay.
6. Những việc nên và không nên làm khi đi tàu hỏa:
– Nên làm:
+ Mang theo giấy tờ tùy thân cần thiết như CMND hoặc CCCD để có thể xuất trình thông tin khi mua vé trực tiếp.
+ Nếu đặt vé qua website hoặc nền tảng trực tuyến, chúng ta cần thanh toán qua ngân hàng hoặc các giao dịch liên kết khác. Ngoài ra, người mua còn phải xuất vé điện tử trước chuyến đi để có thể lên tàu.
– Không nên:
+ Không hút thuốc lá trên tàu
+ Hạn chế cười nói, nô đùa
+ Không mang theo những vật dụng dễ cháy nổ
+ Bảo quản trang thiết bị cá nhân cẩn thẩn