Đặt chân vào thị trường thương mại và có mong muốn thành lập công ty, các doanh nhân thông thường sẽ đứng trước nhiều sự lựa chọn khác nhau, đó có thể là thành lập công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân. Vậy nên thành lập công ty cổ phần hay nên mở công ty trách nhiệm hữu hạn?
Mục lục bài viết
1. Nên thành lập công ty cổ phần hay mở công ty TNHH?
Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thị trường kinh doanh hiện nay, lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng khi các doanh nhân có nhu cầu thành lập công ty. Họ thường phân vân giữa nhiều hình thức công ty khác nhau: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân.
Nhìn chung, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều điểm giống nhau cơ bản. Bao gồm:
– Thành viên, cổ đông của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân;
– Đều có trách nhiệm đóng thuế, trách nhiệm với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
– Tất cả các thành viên, các cổ đông trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Tuy nhiên, giữa loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều điểm khác biệt, cần phải lưu ý để có thể lựa chọn thành lập loại hình công ty nào sao cho phù hợp nhất. Bao gồm:
Tiêu chí | Công ty cổ phần | Công ty trách nhiệm hữu hạn |
Số lượng thành viên | Công ty cổ phần cần phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập, đồng thời không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. | Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chỉ có một thành viên, còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, tối thiểu cần phải có 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên góp vốn. |
Vốn điều lệ | Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần tương đương với tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, hay còn được gọi là cổ phần. | Vốn điều lệ trong công ty trách nhiệm hữu hạn được chia theo tỷ lệ phần trăm góp vốn của các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn đó. |
Cơ cấu tổ chức | Trong mô hình công ty cổ phần phải có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong các mô hình sau: – Hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, tổng giám đốc hoặc giám đốc; – Hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, giám đốc hoặc tổng giám đốc, ban kiểm soát. | Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể tổ chức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo một trong các hình thức sau: – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; – Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. |
Huy động vốn | Đối với công ty cổ phần, khả năng huy động vốn rộng rãi hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Ngoài ra, công ty cổ phần huy động vốn bằng cách phát hành cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu thông qua các sàn giao dịch chứng khoán. | Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, khả năng huy động vốn hẹp hơn so với công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. Có thể huy động vốn bằng cách tăng phần vốn góp của các thành viên hiện có trong công ty hoặc nhận vốn góp của các thành viên mới vào công ty. |
Chuyển nhượng vốn | Đối với cổ đông thông thường thì sẽ được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, ngoài trường cổ phần ưu đãi biểu quyết, cho bất cứ ai. Tuy nhiên, đối với cổ đông sáng lập thì chỉ được phép tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho các cổ đông sáng lập khác trong công ty hoặc các cá nhân không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông. Đồng thời, bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân trong quá trình chuyển nhượng. | Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chỉ được thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người không phải là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn nếu các thành viên còn lại không mua hết hoặc các thành viên không mua. Đồng thời, không cần phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân trong quá trình chuyển nhượng vốn. |
Qua phân tích về điểm giống nhau và điểm khác biệt giữa loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần nêu trên, tùy thuộc vào mô hình hoạt động và định hướng phát triển cũng như khả năng tài chính, các doanh nhân có thể lựa chọn hình thức thành lập công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn sao cho phù hợp. Cụ thể:
– Trong trường hợp có số lượng thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp chỉ là 02 thành viên, doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, nếu có số lượng thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp từ 03 thành viên đến 50 thành viên thì hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, còn đối với công ty cổ phần thì bắt buộc phải có từ 03 cổ đông sáng lập và không quy định giới hạn số thành viên tối đa;
– Công ty cổ phần sẽ được xem là một lựa chọn hợp lý nếu các doanh nghiệp không muốn bị giới hạn về số cổ đông, đồng thời muốn huy động vốn một cách rộng rãi thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, gia nhập vào thị trường chứng khoán;
– Nếu doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động với quy mô lớn, muốn đưa công ty lên các sàn giao dịch chứng khoán, thì nên lựa chọn hình thức công ty cổ phần;
– Nếu các doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ, ít cổ đông, ít thành viên, ít vốn, ít khách hàng … Thì nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn để đơn giản hóa thủ tục pháp lý và các thủ tục liên quan đến nghĩa vụ tài chính trong quá trình thành lập và trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
2. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần và công ty TNHH:
Có thể đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn như sau:
Thứ nhất, ưu điểm và nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn:
– Về ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn. Ưu điểm nổi bật của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty. Đồng thời, quá trình quản lý điều hành công ty cũng như kiểm soát sự thay đổi các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn dễ dàng hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, khi một thành viên góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn có nhu cầu chuyển nhượng lại phần vốn góp thì chỉ cần được sự đồng ý của các thành viên khác trong công ty;
– Về nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn có khả năng huy động vốn hạn chế hơn so với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn, điều đó đồng nghĩa với việc công ty trách nhiệm hữu hạn không thể tham gia vào các sàn chứng khoán.
Thứ hai, ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần:
– Về ưu điểm của công ty cổ phần, ưu điểm nổi bật của công ty cổ phần là sự đa dạng hóa hình thức huy động vốn, quá trình chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần cũng vô cùng linh hoạt, thậm chí công ty cổ phần có thể tham gia vào các sàn chứng khoán;
– Về nhược điểm của công ty cổ phần. Khả năng quản lý thành viên trong công ty cổ phần vô cùng phức tạp, vì công ty cổ phần có thể huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, vì vậy bất cứ ai có nhu cầu cũng đều có thể tham gia vào công ty cổ phần, số lượng cổ đông trong công ty cổ phần có thể lên con số rất lớn.
3. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại từ Điều 202 đến Điều 205 của Văn bản hợp nhất
– Chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần;
– Chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.
Căn cứ theo quy định tại Điều 203 của Văn bản hợp nhất
– Công ty cổ phần có thể thực hiện thủ tục chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo các phương thức sau:
+ 1 cổ đông nhận chuyển nhượng đối với toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;
+ 1 tổ chức hoặc một cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng đối với toàn bộ số cổ phần của tất cả các cổ đông trong công ty;
+ Công ty chỉ còn lại duy nhất một cổ đông.
– Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày công ty chỉ còn lại duy nhất một cổ đông hoặc hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần, công ty sẽ gửi hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đó đã đăng ký. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ yêu cầu chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sau đó tiếp tục cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lên trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Công ty chuyển đổi đương nhiên sẽ kế thừa toàn bộ quyền lợi hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, trong đó bao gồm các khoản nợ về tài chính, nợ thuế,
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: