Mua lại công ty được hiểu như một hình thức mua bán tài sản, tài sản ở đây là công ty nói chung, bao gồm có: tên, trụ sở, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, quy trình sản xuất, tài sản trí tuệ... Vậy khi bắt đầu kinh doanh, các nhà đầu tư nên mua lại công ty đang hoạt động hay thành lập mới?
Mục lục bài viết
1. Nên mua lại công ty đang hoạt động hay thành lập mới?
Mua lại công ty được hiểu như một hình thức mua bán tài sản, tài sản ở đây là công ty nói chung, bao gồm có: tên, trụ sở, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, quy trình sản xuất, tài sản trí tuệ…
– Tập trung kinh tế bao gồm có các hình thức sau đây:
+ Hình thức sáp nhập doanh nghiệp;
+ Hình thức hợp nhất doanh nghiệp;
+ Hình thức mua lại doanh nghiệp;
+ Hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp;
+ Những hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
– Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ những tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời sẽ phải chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
– Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ những tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời sẽ phải chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
– Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần số vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc là một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
– Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, những quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.
Theo đó, có thể hiểu mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc là gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, để chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Khi bắt đầu kinh doanh, các nhà đầu tư thường phân vân giữa việc mua lại công ty hay thành lập công ty mới. Đương nhiên, mỗi hình thức sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau, vì thế sẽ tùy từng mục đích, nguồn vốn, định hướng phát triển,..của nhà đầu tư mà nhà đầu tư chọn hình thức phù hợp với mình. Cụ thể:
1.1. Mua lại công ty đang hoạt động:
Ưu điểm:
– Có sẵn về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, quy trình hoạt động:
+ Khi mua lại Công ty thì thông thường hai bên sẽ thoả thuận chuyển giao nguyên tình trạng công ty từ chủ cũ sang cho chủ mới, trong đó bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất, mặt bằng kinh doanh, đội ngũ nhân sự, giấy tờ sổ sách, các quy trình hoạt động kinh doanh,…Do đó, không phải tốn thời gian và công sức xây dựng mọi thứ từ đầu.
+ Việc chuyển giao công ty khi hoàn tất thủ tục mua bán cũng sẽ bao gồm có tệp khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng đã có sẵn. Do đó sẽ cũng tận dụng được đáng kể và bước đầu sẽ không mất nhiều công sức để tìm kiếm khách hàng.
– Có sẵn về thương hiệu:
+ Nếu là công ty mới, sẽ mất thời gian, tiền bạc và công sức để xây dựng thương hiệu đến với khách hàng. Còn khi mà mua lại công ty, thương hiệu đã có sẵn, thậm chí một số thương hiệu rất nổi tiếng, vì thế chủ sở hữu mới chỉ cần kế thừa và tiếp tục phát triển thương hiệu đó.
+ Một số trường hợp, các nhà đầu tư đánh giá được thương hiệu có tiềm năng phát triển nên sẽ mua lại công ty, sau đó sẽ đầu tư để phát triển thương hiệu theo kế hoạch.
Nhược điểm:
- Phải kế thừa tất cả quyền và nghĩa vụ của của Công ty với bên thứ ba, bao gồm có cả những khoản nợ trước đó, thậm chí là những khoản tiền phạt do công ty có vi phạm pháp luật.
– Khó khăn trong việc quản lý nếu có nhiều mâu thuẫn nội bộ; quy trình làm việc có khả năng không phù hợp với cách quản lý.
– Chi phí để mua lại công ty khá cao.
1.2. Thành lập công ty mới:
Ưu điểm:
– Lựa chọn tên công ty, trụ sở chính, xác định số vốn điều lệ, tuyển dụng nhân sự theo như ý muốn.
– Không phải chịu những rủi ro hay các khoản nợ từ trước.
Nhược điểm: Tốn các chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất, quy trình sản xuất và xây dựng thương hiệu.
2. Các bước nên làm khi mua lại công ty đang hoạt động:
Giao dịch mua lại doanh nghiệp có tính phức tạp cao và cần thông qua nhiều những giai đoạn, thủ tục khác nhau. Không nên chỉ dừng lại ở thủ tục thay đổi về đăng ký doanh nghiệp ở cơ quan Nhà nước. Với tính chất kinh tế – pháp lý của giao dịch mua lại doanh nghiệp, các bên nên có những bước tiếp cận thận trọng. Khi thực hiện mua lại công ty đang hoạt động, các bên cần thực hiện lần lượt các bước sau:
– Thương lượng và ký kết một hợp đồng nguyên tắc (hợp đồng khung) hoặc là biên bản ghi nhớ.
– Bên mua thuê Luật sư và kiểm toán viên vào thực hiện việc thẩm định pháp lý và tài chính của doanh nghiệp.
– Các bên thảo luận và giải quyết những vấn đề nêu ra trong báo cáo thẩm định.
– Nếu quyết định việc mua bán, các bên sẽ đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần.
– Thực hiện các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
– Thực hiện những thủ tục hoàn tất sau giao dịch (bố trí lại nhân sự, chức vụ quản lý, kê khai và nộp thuế …).
3. Những điểm cần lưu ý khi mua lại công ty:
Hiện nay pháp luật về doanh nghiệp chỉ quy định rõ về việc mua bán doanh nghiệp tư nhân, còn đối với loại hình doanh nghiệp còn lại thì lại không dùng thuật ngữ mua bán doanh nghiệp. Trên thực tế thì việc mua bán doanh nghiệp vẫn diễn ra với các loại hình công ty khác nhau thông qua các hình thức chuyển nhượng vốn (đối với công ty TNHH) và chuyển nhượng cổ phần đối với loại hình Công ty cổ phần. Mua bán công ty là một giao dịch quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều các khía cạnh của doanh nghiệp, bao gồm tài chính, pháp lý, nhân sự,… Do đó, các bên khi tham gia giao dịch cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất: xác định rõ mục đích mua bán:
Mục đích mua bán là yếu tố quan trọng quyết định đến giá cả và những điều khoản của giao dịch. Các bên cần xác định rõ mục đích mua bán là gì, chẳng hạn như:
– Mở rộng về quy mô kinh doanh.
– Tăng số thị phần.
– Mở rộng sang các lĩnh vực mới.
– Đầu tư về tài chính…
Việc xác định rõ mục đích mua bán sẽ giúp các bên đưa ra được quyết định đúng đắn và tránh được những rủi ro không đáng có.
Thứ hai, nghiên cứu thị trường: Trước khi mua bán công ty, các bên cần nghiên cứu thị trường để nắm được về tình hình chung của ngành, các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng,… Nghiên cứu về thị trường sẽ giúp các bên đánh giá được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và đưa ra quyết định về việc mua bán phù hợp.
Thứ ba, khảo sát doanh nghiệp: Sau khi nghiên cứu thị trường, các bên cần tiến hành khảo sát doanh nghiệp để nắm được về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, các vấn đề pháp lý,… Khảo sát doanh nghiệp sẽ giúp cho các bên đánh giá được thực trạng của doanh nghiệp và đưa ra quyết định mua bán phù hợp.
Thứ tư, đàm phán và ký kết hợp đồng: Các bên tham gia giao dịch cần đàm phán và thực hiện ký kết hợp đồng mua bán công ty. Hợp đồng mua bán công ty cần được lập thành văn bản và phải có đầy đủ các nội dung cần thiết, bao gồm:
– Thông tin của các bên tham gia trong giao dịch.
– Giá cả để mua bán.
– Các điều khoản về chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, các quyền và nghĩa vụ của các bên….
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cạnh tranh 2018.
THAM KHẢO THÊM: