Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, phải đảm bảo có trụ sở chính. Vậy doanh nghiệp nên làm hợp đồng thuê nhà hay mượn nhà thành lập công ty? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thuê nhà là gì?
Theo quy định tại Điều 472
Hiện nay, hợp đồng thuê nhà là một trong những hợp đồng dân sự rất phổ biến và đáp ứng được nhiều nhu cầu của số lượng bộ phận người trong đời sống hiện nay, nhu cầu để sinh sống hàng ngày, hay nhu cầu để làm trụ sở thành lập doanh nghiệp, thuê để làm nơi kinh doanh,…
Đây là một loại hợp đồng song vụ, nghĩa là hai bên thuê và bên cho thuê đều có quyền và nghĩa vụ với nhau.
Theo đó, bên thuê phải có trách nhiệm như sau:
+ Trả lại tài sản thuê.
+ Thanh toán trả lại tiền thuê: bên thuê nhà phải thanh toán trả đủ tiền thuê đúng thời hạn và theo cam kết thỏa thuận của cả hai trong hợp đồng thuê nhà. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền. Ngoài ra, bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê khi không thể xác định được thời hạn theo tập quán.
Bên cho thuê nhà phải có trách nhiệm, nghĩa vụ như sau:
+ Giao nhà thuê cho bên thuê: trách nhiệm phải giao đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.
Hợp đồng thuê tài sản là căn cứ làm phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản, quyền khai thác, sử dụng tài sản của bên thuê.
2. Hợp đồng mượn nhà là gì?
Theo quy định tại Điều 494
Hợp đồng mượn tài sản, bên mượn có quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản, tức là có quyền quản lý, khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi trong thời hạn mượn.
Hợp đồng mượn tài sản là loại hợp đồng không có đền bù. Bởi bản chất người mượn nhà sử dụng nhà đó và không phải thanh toán lại tiền mượn nhà.
Trong hợp đồng này, các bên có quyền và nghĩa vụ như sau:
* Đối với bên mượn nhà:
– Quyền của bên mượn nhà:
+ Có quyền được sử dụng ngôi nhà đúng với công dụng và mục đích được thỏa thuận trong hợp đồng mượn nhà.
+ Được yêu cầu bên cho mượn nhà thanh toán một khoản chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
– Nghĩa vụ của bên mượn nhà:
+ Có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ nhà và không được tự ý thay đổi tình trạng của nhà.
+ Không có sự đồng ý của bên cho mượn nhà thì không được phép cho bên khác mượn lại.
+ Đến hạn phải trả nhà lại cho bên cho mượn. Trường hợp trong hợp đồng không có sự thỏa thuận thời hạn mượn nhà thì ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được, bên mượn phải thực hiện trả lại nhà.
+ Nếu làm mất, hư hỏng nhà mượn thì được bồi thường thiệt hại.
+ Trong khoảng thời gian chậm trả nhà nếu có rủi ro xảy ra thì bên mượn nhà phải chịu trách nhiệm.
* Đối với bên cho mượn nhà:
– Quyền của bên cho mượn nhà:
+ Sau khi đạt được mục đích của việc mượn nhà thì được quyền đòi lại nhà nếu như không có thỏa thuận gì về thời hạn mượn nhà.
Trường hợp bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà đã cho mượn thì sẽ có quyền được đòi lại nhà đó, tuy nhiên phải báo trước một khoảng thời gian hợp lý.
+ Nếu bên mượn nhà sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận thì được phép đòi lại nhà.
+ Đối với thiệt hại do bên mượn nhà gây ra thì được quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
– Nghĩa vụ của bên cho mượn nhà:
+ Phải cung cấp những thông tin cần thiết trong việc sử dụng ngôi nhà và những khuyết tật của ngôi nhà nếu có.
+ Trường hợp có thỏa thuận thì phải thanh toán cho bên mượn nhà chi phí sửa chữa cũng như chi phí làm tăng giá trị tài sản.
+ Trường hợp nhà có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
3. Nên làm hợp đồng thuê nhà hay mượn nhà thành lập công ty?
Hiện nay, theo quy định trong
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khi tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bảo đảm về tính hợp pháp, trung thực cũng như chính xác các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trước pháp luật.
Do đó, công ty có thể đăng ký mọi địa chỉ mà không cần phải cung cấp các giấy tờ chứng minh về địa chỉ này cho Sở kế hoạch đầu tư tuy nhiên sẽ phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp địa chỉ trụ sở này với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Để đảm bảo tính hợp pháp chứng minh được thì doanh nghiệp phải thông qua hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng mượn nhà, mục đích để hợp pháp hóa địa chỉ hợp pháp.
Trên thực tế, kí hợp đồng thuê nhà hay hợp đồng cho mượn nhà khi thành lập doanh nghiệp thì nên lựa chọn phương án nào? Điều này sẽ phải cân nhắc trong vấn đề việc lập hợp đồng thuê thì bên cho thuê phải đóng thuế theo quy định của pháp luật, nếu như bên cho thuê là đơn vị kinh doanh bất động sản thì bên cho thuê sẽ xuất hóa đơn cho bên thuê. Hợp đồng thuê nhà để làm trụ sở công ty sẽ được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
Còn đối với hợp đồng mượn nhà thì không có phát sinh vấn đề thu nhập sẽ không phải chịu đóng thuế.
Do đó, vấn đề cân nhắc ký hợp đồng thuê nhà hay hợp đồng mượn nhà sẽ xem xét dựa trên sự thỏa thuận của chủ nhà cũng như người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu như bên công ty ký hợp đồng thuê nhà, thì bên doanh nghiệp sẽ phải trả tiền thuê và chi phí đó sẽ được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng mượn nhà thì không phải trả khoản tiền nào để thuê. Đây sẽ là trường hợp có lợi cho những công ty mới thành lập hoặc đang còn khó khăn. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận ở khía cạnh khác như trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có thể phát sinh một số vấn đề trong quá trình công ty hoạt động như: sẽ thường xuyên nhận được thư từ, tài liệu gửi tới; cơ quan quản lý đến kiểm tra tình trạng hoạt động, gây phiền hà cho chủ nhà.
4. Hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà của công ty có cần phải công chứng, chứng thực không?
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 28 Mục I Phần I Nghị quyết số 52/NĐ-CP/2010, một số hợp đồng thủ tục được bãi bỏ không phải công chứng, chứng thực, theo đó bao gồm:
– Công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở – B-BTP-133509-TT.
– Công chứng hợp đồng thuê nhà ở – B-BTP-133520-TT.
Cụ thể, pháp luật bãi bỏ quy định bắt buộc công chứng đối với hợp đồng đó. Tuy nhiên, việc công chứng hợp đồng đó sẽ được thực hiện theo nhu cầu của các bên tham gia hợp đồng.
Như vậy hợp đồng cho mượn nhà để làm trụ sở kinh doanh nên hợp đồng này thuộc loại hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở – B-BTP-133509-TT; hợp đồng thuê nhà để làm trụ sở kinh doanh thuộc loại hợp đồng thuê nhà ở – B-BTP-133520-TT do đó không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Còn nếu như bên cho thuê, cho mượn và bên công ty có nhu cầu muốn công chứng để đảm bảo quyền lợi của các bên thì vẫn sẽ được công chứng bình thường.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: