Ném chất thải, đất, đá vào nhà người khác bị xử phạt thế nào? Ném chất thải, đất, đá vào nhà người khác có xét vào tội gây rối trật tự nơi công cộng hay không?
Hiện nay có thể nói, chúng ta đã bắt gặp hoặc nghe rất nhiều về hành vi ném chất thải, đất, đá vào nhà người khác có thể là do mâu thuẫn giữa hai bên không thể đi tới giải hòa và một trong hai bên có sự kích động, việc ném chất thải, đất, đá vào nhà người khác không chỉ gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự mà còn gây ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe của những người trong nhà và người xung quanh. Vậy pháp luật quy định về việc ném chất thải, đất, đá vào nhà người khác bị xử phạt thế nào? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.-
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Ném chất thải, đất, đá vào nhà người khác bị xử phạt thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình bố em có 6 anh chị em, bố em là con trai cả trong gia đình, hiện nay ông nội đã mất còn lại bà, ông bà đã thừa kế cho bố em một mảnh đất. Bố em đã chuyển ra nhà ông bà để làm ăn nuôi bà còn sống. Nhưng người chú út cứ tranh giành đất và ném đá vào nhà. Giờ em xin hỏi luật sư có biện pháp nào giải quyết được không ạ em xin cảm ơn nhiều.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của
Những cá nhân có hành vi ném chất thải và chất bẩn sang nhà người khác bên cạnh bị xử phạt vi phạm hành chính, các đối tượng ném chất thải và chất bẩn vào nhà người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 318
“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Như chúng ta đã thấy thì mục đích của hành vi nèm ném đá vào nhà nhà người khác rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những trường hợp này, tuy nhiên dù vì mục đích nào đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống người khác và đặc biệt đó là ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc của gia đình đó.
Trên thực tế chúng ta cũng có thể thấy các hành vi ném đá vào nhà người khác này thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là khi chủ nhà và bên kia có mâu thuẫn hoặc rất nhiều trường hợp chủ nhà là con nợ chưa trả đủ tiền nên các đối tượng ném đá để làm phiền, răn đe, cảnh cáo. Việc hàng ngày bị ném đá vào nhà khiến cuộc sống gia đình chủ nhà náo loạn và cũng từ đó có thể gây tâm lý sợ hãi hoang mang.
Hậu quả của hành vi này cũng có những trường hợp gây ra hậu quả rất lớn đó là gây thiệt hại làm hư hỏng tài sản của người khác, làm bẩn và gây mất vệ sinh chung…. người bị ném đá vào nhà sẽ bị ảnh hưởng tâm lý; không tập trung làm việc được và hơn hết ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và gia đình.
Căn cứ dựa trên những ddieuf chúng tôi đã đưa ra như trên từ những hệ quả xấu của hành vi ném đá vào nhà người khác cần được xử lý nghiêm minh; tùy vào hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự.
Hiện nay trên thực tế thì việc điều tra, xử lý những người ném chất bẩn cũng rất khó khăn, vì các nghi phạm thực hiện hành vi thường chọn lúc khuya vắng và tẩu thoát rất nhanh sau khi ném chất bẩn. Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP8 quy định việc xử lý vi phạm hành chính như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;
Như vậy, căn cứ điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định đối với cá nhân có hành vi đổ, ném chất thải vào nhà của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tóm lại, xét về hành vi ném chất bẩn vào nhà dân nó làm ảnh hưởng đến tâm lý con người, nó bẩn thỉu, đi ngược với thuần phong mỹ tục, văn hóa của người Việt. Hành vi này đã gây bức xúc trong nhân dân. Nhưng luật pháp hiện hành chỉ xử lý về hành chính thôi. Trong vụ án vừa được xét xử, các đối tượng thực hiện hành vi ném chất bẩn đến mức khiến gia đình nạn nhân không dám ra khỏi nhà. Sau đó các đối tượng còn đặt cả vòng hoa trước nhà dân gây tâm lý hoang mang, lo lắng không chỉ cho gia đình nạn nhân mà cả các gia đình xung quanh, các hành vi trên thực tế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật có thể căn cứ theo mức độ và hành vi để xét xem nó được xử phạt theo quy định như thế nào?
2. Ném chất thải, đất, đá vào nhà người khác có xét vào tội gây rối trật tự nơi công cộng hay không?
+ Tội gây rối trật tự công cộng
Quy định tại Điều 318 – Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể:
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm
Đây có thể bao gồm các hành vi coi thường trật tự chung bằng lời nói cử chỉ gây mất trật tự hoặc là những hành vi càn quấy hành hung người khác (nhưng chưa gây thương tích) ở nhữung nơi đông người như ở nhà ga, bên xe, rạp hát, công viên…. gây lộn xộn, ảnh hưởng đến trật tự chung.
Như chúng ta đã biết thì nơi công cộng là những nơi tập trung đông người như công viên, rạp hát, nhà ga, bến xe, trên đường phố… có nhiều người qua lại nơi công cộng cũng có thể là những nơi trao đổi hàng hóa, nơi vui chơi giải trí của công dân… Theo đó hành vi gây rối trật tự công cộng kèm theo sự đạp phá tài sản hoặc có vũ khí thì tùy từng trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội khác như tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Hành vi hành hung chống lại người duy trì trật tự công cộng, người đang thi hành công vụ thì có thể người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 330 – Bộ luật Hình sự năm 2015 (Tội chống người thi hành công vụ).
Hành vi gây rối trật tự công cộng không gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác mà chỉ gây ảnh hưởng đến trật tự chung ở nơi công cộng. Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng lại gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì tùy từng trường hợp, họ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng và tội gây rối trật tự công cộng theo nguyên tắc phạm nhiều tội.
Tóm lại nêu ném chất thải, đất, đá vào nhà người khác khiến tài sản của người khác bị hư hỏng, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về nội dung ” Ném chất thải, đất, đá vào nhà người khác bị xử phạt thế nào” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đôi với bạn đọc.