Muốn tặng cho con tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân phải làm cách nào? Tặng cho tiền mặt để mua xe ô tô thì chứng minh như thế nào?
Muốn tặng cho con tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân phải làm cách nào? Tặng cho tiền mặt để mua xe ô tô thì chứng minh như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi muốn cho riêng tôi một số tiền để mua ô tô và mẹ không muốn có bất cứ tranh chấp gì nếu sau này tôi và chồng có bất hòa. Tôi có hỏi văn phòng công chứng thì làm Hợp đồng cho tặng tài sản là chiếc ô tô nhưng để làm được hợp đồng này thì bắt buộc xe phải là mẹ tôi đứng tên.Tôi rất băn khoăn vì nếu để mẹ đứng tên mua xe (xe mới 100%) thì sau khi làm Hợp đồng cho tặng tài sản tôi phải đi đăng ký lại, phải mất phí và tôi không hề muốn điều này. Còn nếu làm Hợp đồng cho tặng tiền mặt (tương đương giá trị xe) thì làm sao chứng minh chiếc xe được mua bằng nguồn tiền đó và đảm bảo không bị tranh chấp?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
2. Nội dung tư vấn
+ Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
+ Tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.
+ Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:
“Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ”.
Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.
Trong trường hợp của bạn, bạn và mẹ bạn có thể làm hợp đồng tặng cho tiền với số tiền tương ứng để mua ô tô và với nội dung “tặng cho khoản tiền này riêng cho bạn và dùng để mua ô tô cho riêng bạn” thì vẫn có thể xác định ô tô này là tài sản riêng của bạn hình thành từ tài sản riêng mà mẹ của bạn tặng cho riêng bạn.
+ Tại Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau:
“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.
>>> Luật sư tư vấn vấn đề tặng cho tài sản qua tổng đài: 1900.6568
+ Điều 458 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tặng cho động sản như sau:
“Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”.