Hiện nay, dịch vụ bưu chính chuyển phát nhanh phát triển rất rộng rãi không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Vậy muốn mở đại lý chuyển phát nhanh cần điều kiện, thủ tục gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện mở đại lý chuyển phát nhanh:
Chuyển phát nhanh là một trong những ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực bưu chính nằm trong hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Để thực hiện việc mở đại lý chuyển phát nhanh cần đáp ứng các điều kiện như sau:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính và giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính.
– Về khả năng tài chính: phải đáp ứng theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
+ Mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam: đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp.
+ Mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam: đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp.
– Về nhân sự: điều kiện nhân sự phải phù hợp với phương án kinh doanh cũng như nội dung đã được đề nghị cấp phép.
– Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính.
– Đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính phải có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn.
2. Hồ sơ, thủ tục mở đại lý chuyển phát nhanh:
Khi tiến hành mở đại lý chuyển phát nhanh phải đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục quy định liên quan về việc đăng ký kinh doanh.
Thứ nhất, mở đại lý chuyển phát nhanh theo hình thức hộ gia đình:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Người có nhu cầu chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau đây;
–
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
– Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cần có biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc
– Giấy tờ tùy thân của chủ hộ kinh doanh gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân còn giá trị sử dụng.
– Hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ của hộ kinh doanh (bản sao).
– Trường hợp có ủy quyền thì cần văn bản ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tại nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Thời gian giải quyết là trong vòng 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thứ hai, mở đại lý chuyển phát nhanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp:
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp: trong đó có loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên; công ty cổ phần; doanh nghiệp tư nhân.
Bên cạnh đó, thực hiện rà soát để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Cụ thể có thể đăng kí 2 ngành nghề sau:
Ngành nghề chuyển phát: mã 5320.
Ngành nghề bưu chính: mã 5310.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng kí thành lập bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
– Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng (bản sao) của cá nhân thành lập công ty; đối với tổ chức thì cần giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh,…
– Điều lệ công ty chuyển phát nhanh.
– Danh sách các cổ đông (trường hợp thành lập công ty cổ phần).
– Danh sách thành viên góp vốn (trường hợp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên).
Bước 3: Nộp hồ sơ:
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
– Hoặc có thể tiến hành đăng kí qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp chuyển phát nhanh. Thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: thông báo cho người có yêu cầu thực hiện việc bổ sung, sửa đổi đăng ký doanh nghiệp.
Thứ ba, tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ để yêu cầu cấp giấy phép bưu chính bao gồm:
– Giấy đề nghị giấy phép bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục I tại
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
– Phương án kinh doanh.
– Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính.
– Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có).
– Bảng giá cước dịch vụ bưu chính đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính.
– Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính.
– Trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng phải có quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt.
– Tài liệu về tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
–
Bước 2: Nộp hồ sơ:
– Cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
– Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và cấp giấy phép bưu chính: thời hạn giải quyết là trong 30 ngày.
– Tiến hành thẩm tra và cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính: thời hạn giải quyết là trong 10 ngày làm việc.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính gửi giấy biên nhận hồ sơ đến địa chỉ thư điện tử (e-mail) của doanh nghiệp, tổ chức đề nghị cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
Thời gian thực hiện là trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính (chuyển phát nhanh):
Theo quy định tại Điều 9
– Thẩm quyền của Sở Thông tin và Truyền thông:
+ Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh: cấp giấy phép bưu chính.
+ Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh bao gồm: cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam; cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam; cung ứng dịch vụ gói, kiện.
+ Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính khi làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
– Thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông:
+ Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế thì cấp giấy phép bưu chính.
+ Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế bao gồm: Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam; cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam; cung ứng dịch vụ gói, kiện.
+ Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với trường hợp làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài; làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài hoặc làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định 25/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bưu chính