Vấn đề phân biệt đối xử trong quan hệ lao động đang nhận được nhiều sự quan tâm, về nguyên tắc thì không được phép phân biệt đối xử đối với người lao động, đảm bảo quyền lợi của người lao động và đảm bảo cơ hội công bằng ngang nhau. Vậy mức xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử trong quan hệ lao động được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt với hành vi phân biệt đối xử trong lao động:
Trước hết, hành vi phân biệt đối xử trong quan hệ lao động có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu cơ bản như sau:
– Phân biệt và loại trừ người lao động trong quá trình tuyển dụng;
– Ưu tiên/thiên vị màu da, chủng tộc, nguồn gốc quốc gia, nguồn gốc xã hội, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tình trạng tài sản, tôn giáo tín ngưỡng, trách nhiệm gia đình, khuyết tật;
– Phân biệt đối xử dựa trên tình trạng nhiễm bệnh;
– Vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp;
– Một số trường hợp cơ bản khác.
Hành vi phân biệt đối xử trong quan hệ lao động bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng là người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;
+ Có hành vi thu tiền của người lao động trong quá trình tham gia tuyển dụng lao động;
+ Không thể hiện/không nhập đầy đủ thông tin liên quan tới người lao động vào sổ quản lý lao động được tính bắt đầu kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp;
+ Người sử dụng lao động không xuất trình đầy đủ sổ sách quản lý người lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những đối tượng là người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi phân biệt đối xử trong quan hệ lao động;
+ Sử dụng lao động chưa trải qua giai đoạn đào tạo, lao động chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với các ngành nghề/công việc bắt buộc phải sử dụng lao động đã được đào tạo/hoặc bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
+ Có hành vi không báo cáo đầy đủ tình hình thay đổi về lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Có hành vi không lập sổ sách quản lý lao động/lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi phân biệt đối xử trong quan hệ lao động có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Phân biệt đối xử trong lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
Có thể đưa ra ví dụ về hành vi phân biệt đối xử trong quan hệ lao động như sau: Người lao động nữ A là người lao động đã được công ty chọn để tham gia vào một khóa đào tạo sắp được tổ chức. Tuy nhiên sau đó, người lao động này mang thai, vì vậy công ty quyết định để người lao động khác tham gia khóa học thay cho người lao động đó. Lý do được xem xét là vì sau khi kết thúc khóa đào tạo, người lao động đó sẽ sớm nghỉ thai sản trong thời gian dài 06 tháng, nên việc đào tạo cho người lao động đó sẽ không mang lại hiệu quả và không mang lại lợi ích cho công ty.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động, Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động bao gồm các hành vi sau:
– Hành vi phân biệt đối xử trong quan hệ lao động;
– Ngược đãi người lao động, có hành vi cưỡng bức người lao động;
– Quấy rối tình dục tại nơi làm việc dưới bất kỳ hình thức nào;
– Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, lợi dụng danh nghĩa tập nghề để trục lợi cá nhân, bóc lột sức lao động trái pháp luật, lôi kéo hoặc ép buộc người học nghề thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Sử dụng lao động chưa trải qua giai đoạn đào tạo, lao động chưa có chứng chỉ năng lực nghề quốc gia đối với các ngành nghề, công việc bắt buộc phải sử dụng lao động đã qua đào tạo, hoặc bắt buộc phải sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
– Có hành vi dụ dỗ, lôi kéo, hứa hẹn, quảng cáo gian dối, có các thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động, tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, cưỡng bức lao động, bóc lột lao động, nội dung dịch vụ việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Sử dụng lao động chưa thành niên trái quy định của pháp luật.
Như vậy, việc phân biệt đối xử trong lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật lao động.
3. Thẩm quyền xử phạt với hành vi phân biệt đối xử trong lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, lĩnh vực bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 37.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hoặc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Và cảnh cáo, phạt tiền lên đến 75.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hoặc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy, theo điều luật phân tích nêu trên, hành vi phân biệt đối xử trong quan hệ lao động có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Vì vậy, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử trong lao động thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM: