Xã hội ngày càng phát triển, các mô hình kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều. Thương mại phát triển, các hình thức đầu tư kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều. Một trong số đó là việc nhập khẩu hàng hóa. Liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa có rất nhiều vấn đề phát sinh. Một trong số đó là việc khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Mục lục bài viết
1. Thực trạng của việc nhập khẩu hàng hóa tại nước ta hiện nay:
– Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
– Hiện nay, hoạt động nhập khẩu đang diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Các loại hình kinh doanh thương mại xuất hiện ngày càng nhiều. Các hình thức đầu tư, hợp tác kinh doanh tại nước ta cũng ngày càng lớn. Song song với việc nhập khẩu, xuất siêu hàng hóa để thu về nguồn lợi kinh tế lớn, hoạt động nhập khẩu cũng được các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước chú trọng thực hiện.
– Các loại hình thương mại dịch vụ, hàng hóa ngày càng đa dạng. Bản chất của việc kinh doanh là thu về lợi nhuận. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh, không phải chỉ xoay quanh vấn đề tựu sản xuất hàng hóa rồi xuất khẩu, mà bản chất của nó là một vòng tuần hoàn. Các loại hình kinh doanh đa dạng, dẫn đến nguyên liệu sản xuất cũng cần đa dạng. Song, không phải lĩnh vực ngành nghề nào Nhà nước ta cũng đảm bảo được về nguyên vật liệu. Lúc này, các chủ doanh nghiệp phải hướng tới việc nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu cần thiết.
– Thế giới đang trong thời kỳ toàn cầu hóa. Xu thế phát triển này giúp việc ngoại giao, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được đẩy mạnh. Việc xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng của người dân cũng dần có sự chuyển biến mạnh mẽ theo sự chuyển động của thị trường. Bản chất của hoạt động thương mại là đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn cố gắng tìm kiếm nguồn hàng thiết thực nhất, đáp ứng mong muốn, nhu cầu tiêu dùng của người dân.
– Trong thực tế, có rất nhiều loại hàng hóa được lưu thông trên thị trường, bao gồm sản phẩm trong nước và sản phẩm nước ngoài. Ở một số sản phẩm nhất định, thị hiếu của người dân lại hướng về hàng hóa nước ngoài. Đứng trước nhu cầu sử dụng cao của người dân, các doanh nghiệp sẽ hướng đến việc nhập khẩu hàng hóa.
– Nhập khẩu hàng hóa có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lợi ích sử dụng của người dân và lợi ích kinh doanh của các doanh nghiệp:
+ Thứ nhất, nó đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiêu dùng của người dân. Hàng hóa nhập khẩu giúp đời sống của người dân được đáp ứng đầy đủ và tốt hơn.
+ Thứ hai, hàng hoá nhập khẩu thông thường đảm bảo những yêu cầu nhất định về mặt chất lượng.
+ Thứ ba, nó giúp thúc tiến hoạt động thương mại, giúp các doanh nghiệp thu về lợi nhuận.nhuận. Sâu sắc hơn, nó góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đất nước.
2. Các vấn đề liên quan đến việc khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:
– Nhập khẩu hàng hóa là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục, mang tính tất yếu cao. Đây là hoạt động được diễn ra dưới sự cho phép của pháp luật (nếu nhập khẩu hàng hóa tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật).
– Khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện theo các nguyên tắc, quy định nhất định về nhập khẩu mà Nhà nước đưa ra. Một trong số đó là khai thông tin xuất xứ hàng hóa.
– Khai xuất xứ hàng hóa là việc cơ quan doanh nghiệp cập nhập thông tin xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu đến cơ quan chức năng có thẩm quyền (bộ phận hải quan).
– Hoạt động khai thông tin xuất xứ hàng hóa có vai trò, ý nghĩa như sau:
+ Đây là hoạt động mang tính chất bắt buộc, buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện.
+ Thông qua hoạt động khai thông tin xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ quản lý, kiểm soát được hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. Từ đó sẽ xem xét tính đảm bảo an toàn của hàng hóa đó. Trong trường hợp xuất xứ hàng hóa không rõ ràng, có yếu tố sai phạm, Nhà nước sẽ đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời.
+ Hoạt động khai xuất xứ hàng hóa giúp công tác quản lý hàng hóa được thắt chặt. Điều này giúp lợi ích sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng được bảo đảm.
– Khai sai xuất xứ hàng hóa là việc các doanh nghiệp kê khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Khai sai xuất xứ hàng hóa, dù vô tình hay cố ý đều là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp công tác quản lý hoạt động nhập khẩu của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đồng thời, nó dẫn đến hệ quả sâu sắc cho an toàn của người sử dụng.
3. Mức xử phạt với hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:
Như đã phân tích ở trên, khai sai xuất xứ hàng hoá nhập khẩu là hành vi vi phạm pháp luật, gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động kinh doanh thương mại, sử dụng sản phẩm của người dân và công tác quản lý của Nhà nước ta. Chính vì lý do đó, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về mức xử phạt với hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
– Khoản 2, Điều 10
+ Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
+ Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
+ Gian lận thương mại, gian lận thuế;
+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
+ Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
+ Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Như vậy, khai sai xuất xứ hàng hóa được xem là hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan. Do đó, nó là hành vi cấm trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật.
– Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:
+ Theo quy định tại khoản 1 Nghị định này, đối với trường hợp khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
+ Khoản 2 Nghị định này cũng quy định rõ, cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa.
+ Theo quy định tại Khoản 3 Nghị định này, cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định của điều luật trên, đối với hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 14 Nghị Nghị định 128/2020/NĐ-CP, việc cá nhân, tổ chức khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa được xem là hành vi trốn thuế. Với hành vi trốn thuế, đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc trong một số trường hợp nhất định, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan