Giấy phép môi trường được nhìn nhận là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát ô nhiễm môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường. Dưới đây là quy định của pháp luật về mức xử phạt vi phạm quy định về giấy phép môi trường.
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vi phạm quy định về giấy phép môi trường:
Hiện nay, pháp luật đó có những quy định cụ thể về xử phạt vi phạm quy định trong giấy phép môi trường. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức xử phạt vi phạm quy định về giấy phép môi trường được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, hành vi vi phạm quy định về việc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện, hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công an và Bộ quốc phòng, mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép để được xem xét và giải quyết trong trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động đầu cô sơ đề nghị xin cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi không công khai giấy phép môi trường được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ một trong những nội dung được ghi nhận trong giấy phép môi trường;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không giám sát công trình, có hành vi không rà soát thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không tiến hành hoạt động cải tạo, không nâng cấp công trình để xử lý chất thải theo quy định;
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi cung cấp thông tin không chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với những dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt và có kết quả thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định của pháp luật, không thực hiện việc cấp đổi hoặc điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật, không thực hiện các nội dung được ghi nhận trong giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không có giấy phép môi trường được cấp lại theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng với quy trình trong quá trình xử lý chất thải, trong quá trình xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng với giấy phép môi trường;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi lắp đặt thiết bị và đường ống dẫn hoặc lắp đặt các đường thời khác, để xả chất thải ra môi trường không qua xử lý, không xây lắp các công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, hành vi đi phạm quy định về vấn đề thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của cơ quan nhà nước đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng và Bộ công an, mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét và giải quyết trong trường hợp có sự thay đổi so với nội dung cấp phép, nộp hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn với quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không công khai giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các nội dung được ghi nhận trong giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không rà soát công trình hoặc không giả soát các thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, không tiến hành các hoạt động cần thiết để cải tạo và nâng cấp công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với các chủ thể khi có hành vi cung cấp thông tin không chính xác, cung cấp thông tin không trung thực về kết quả hoàn thành các công trình, các biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với những dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt và đã có kết quả thẩm định báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không thực hiện hoạt động cấp đổi hoặc cấp điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật, không thực hiện nội dung được ghi nhận trong giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không có giấy phép môi trường được cấp lại theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên, vận hành không đúng quy trình đối với các công trình xử lý chất thải, xây lắp các công trình xử lý chất thải không đúng với nội dung được ghi nhận trong giấy phép môi trường;
Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi lắp đặt thiết bị hoặc lắp đặt các đường ống dẫn chất thải không thông qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường, không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài nguyên và môi trường, hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng và Bộ công an, mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ tài nguyên và môi trường thì sẽ bị xử phạt với mức như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép để được xem xét và giải quyết trong trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động đầu cô sơ đề nghị xin cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi không công khai giấy phép môi trường được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ một trong những nội dung được ghi nhận trong giấy phép môi trường;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không giám sát công trình, có hành vi không rà soát thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không tiến hành hoạt động cải tạo, không nâng cấp công trình để xử lý chất thải theo quy định;
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi cung cấp thông tin không chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với những dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt và có kết quả thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định của pháp luật, không thực hiện việc cấp đổi hoặc điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật, không thực hiện các nội dung được ghi nhận trong giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không có giấy phép môi trường được cấp lại theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng với quy trình trong quá trình xử lý chất thải, trong quá trình xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng với giấy phép môi trường;
– Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi lắp đặt thiết bị và đường ống dẫn hoặc lắp đặt các đường thời khác, để xả chất thải ra môi trường không qua xử lý, không xây lắp các công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép môi trường:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 11 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có quy định về những biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép môi trường được ghi nhận như sau:
– Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định của pháp luật;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy phạm quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép môi trường như sau: Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
3. Những dự án đầu tư bắt buộc phải có giấy phép môi trường:
Theo Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường năm 2022, các dự án đầu tư nhóm I, II, III phải có giấy phép môi trường. Theo đó, dự án đầu tư nhóm I, II, III được xác định như sau:
Thứ tự | Dự án | Đối tượng |
1 | Dự án nhóm I (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao) | – Dự án thuộc loại hình sản xuất, những dự án thuộc loại hình kinh doanh, loại hình cung ứng dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; |
– Dự án thuộc loại hình sản xuất, những dự án thuộc loại hình kinh doanh, loại hình cung ứng dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; | ||
– Dự án sử dụng đất, dự án được xây dựng trên phần diện tích đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn/quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; | ||
– Dự án khai thác khoáng sản trên thực địa, dự án sử dụng vào việc khai thác tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn/quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; | ||
– Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên, tuy nhiên những dự án này lại có yếu tố nhạy cảm về môi trường; | ||
– Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn. | ||
2 | Dự án nhóm II (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án nhóm I) | – Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình; |
– Dự án thuộc loại hình sản xuất, những dự án thuộc loại hình kinh doanh, loại hình cung ứng dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; | ||
– Dự án sử dụng đất, dự án được xây dựng trên phần diện tích đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình/quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; | ||
– Dự án khai thác khoáng sản, dự án sử dụng vào việc khai thác tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình/quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; | ||
– Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ, tuy nhiên những dự án này lại có yếu tố nhạy cảm về môi trường; | ||
– Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình. | ||
3 | Dự án nhóm III (ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án nhóm I, II) | – Dự án thuộc loại hình sản xuất, loại hình kinh doanh, cung ứng dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ; |
– Dự án không thuộc loại hình sản xuất, những dự án thuộc loại hình kinh doanh, loại hình cung ứng dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý/phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải. |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ môi trường năm 2022;
– Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.