Những cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực đấu giá tài sản phải tuân thủ đúng các quy định liên quan đến lĩnh vực đấu giá tài sản pháp luật quy định. Vậy mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đấu giá tài sản được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đấu giá tài sản liên quan đến hồ sơ cấp chứng chỉ, đăng ký hoạt động, cấp thẻ đấu gia viên:
- 2 2. Mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đấu giá tài sản liên quan đến hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên:
- 3 3. Mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đấu giá tài sản liên quan đến hành vi vi phạm quy định của người tham gia, người có tài sản và người khác có liên quan đấu giá:
- 4 4. Mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đấu giá tài sản liên quan đến hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản:
1. Mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đấu giá tài sản liên quan đến hồ sơ cấp chứng chỉ, đăng ký hoạt động, cấp thẻ đấu gia viên:
Điều 21
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp ở trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên;
+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp ở trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản;
+ Khai không trung thực ở trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên;
+ Khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị về đăng ký hoạt động doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản; thay đổi các nội dung đăng ký hoạt động, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản.
2. Mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đấu giá tài sản liên quan đến hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên:
Điều 22
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ đấu giá viên khi thực hiện điều hành cuộc đấu giá tài sản.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch các nội dung chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên;
+ Thỏa thuận trái pháp luật với cá nhân, tổ chức có liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản mà làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
+ Biết mà không yêu cầu người tập sự hành nghề đấu giá do chính mình hướng dẫn chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật về đấu giá tài sản trong quá trình tập sự tại tổ chức đấu giá tài sản đó.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Không dừng cuộc đấu giá khi mà có đề nghị của người có tài sản về việc đấu giá viên có hành vi thông đồng, hành vi móc nối để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
+ Không dừng cuộc đấu giá khi có đề nghị của người có tài sản về việc người tham gia đấu giá có hành vi thông đồng, hành vi móc nối để dìm giá, làm sai lệch đi kết quả đấu giá tài sản; cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự ở tại cuộc đấu giá; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
+ Không truất quyền tham dự cuộc đấu giá khi người tham gia đấu giá mà có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng những giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá; thông đồng, móc nối nhằm để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; cản trở các hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự ở tại cuộc đấu giá; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
+ Không truất quyền tham dự cuộc đấu giá khi người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả hoặc là người chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận trước khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá;
+ Không trực tiếp điều hành cuộc đấu giá nhưng vẫn thực hiện ký biên bản đấu giá;
+ Hạn chế người tham gia đấu giá ở trong quá trình tham gia đấu giá;
+ Điều hành cuộc đấu giá không đúng với hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá đã ban hành;
+ Điều hành cuộc đấu giá trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá, có một người trả giá, một người chấp nhận giá không đúng quy định;
+ Tự xác định bước giá hoặc là điều hành cuộc đấu giá không theo bước giá đã công bố.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho những người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên để hành nghề đấu giá.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Sử dụng thẻ đấu giá viên của người khác để thực hiện điều hành cuộc đấu giá;
+ Không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Công bố không đúng người đã trúng đấu giá;
+ Công bố không đúng giá do người tham gia đấu giá đã trả.
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Điều hành cuộc đấu giá cho tổ chức không phải là tổ chức đấu giá mà mình đã đăng ký hành nghề hoặc là tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để thực hiện xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng hoặc hội đồng đấu giá tài sản;
+ Lợi dụng về danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.
– Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 09 tháng đến 12 tháng đối với một trong những hành vi sau:
+ Lập danh sách khống về người đăng ký tham gia đấu giá hoặc lập hồ sơ khống hoặc là lập hồ sơ giả tham gia đấu giá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá ở trong hoạt động đấu giá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức đấu giá tài sản trở lên hoặc có kiêm nhiệm hành nghề công chứng hoặc thừa phát lại;
+ Cho phép người không đủ các điều kiện tham gia đấu giá tài sản tham gia cuộc đấu giá.
3. Mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đấu giá tài sản liên quan đến hành vi vi phạm quy định của người tham gia, người có tài sản và người khác có liên quan đấu giá:
Điều 23 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định của người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá và người khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng những giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
+ Cản trở hoạt động đấu giá; gây rối, mất trật tự ở tại cuộc đấu giá;
+ Tịch thu tang vật là chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
+ Ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc thành lập hội đồng đấu giá tài sản khi mà chưa có giá khởi điểm, trừ trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để thực hiện xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá hoặc pháp luật có quy định khác;
+ Không thông báo công khai hoặc thông báo không đúng với quy định trên trang thông tin điện tử của mình và ở trên trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
+ Đưa thông tin không đúng về tài sản đấu giá nhằm mục đích để trục lợi;
+ Thỏa thuận trái pháp luật với cá nhân, tổ chức mà có liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba
+ Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng dìm giá hoặc nâng giá ở trong hoạt động đấu giá tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Không bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định kà phải bán thông qua đấu giá;
+ Đấu giá đối với các tài sản chưa được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện cuộc đấu giá khi mà không có chức năng đấu giá tài sản.
4. Mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đấu giá tài sản liên quan đến hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản:
Điều 24 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Thực hiện không đúng, không đầy đủ về chế độ báo cáo theo quy định;
+ Lập, quản lý, sử dụng sổ, biểu mẫu không đúng với quy định;
+ Gửi giấy đề nghị không đúng thời hạn khi thay đổi về tên gọi, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Quy định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không có các thỏa thuận với người có tài sản
+ Không chuyển hoặc chuyển không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ về hồ sơ cuộc đấu giá theo quy định;
+ Không ký
+ Không niêm yết, không công khai về thù lao dịch vụ đấu giá tài sản;
+ Từ chối nhận người tập sự mà không có các lý do chính đáng; thông báo, báo cáo về việc nhận tập sự không đúng quy định;
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không đầy đủ cho các đấu giá viên thuộc tổ chức mình;
+ Công bố không đúng về số lần, thời hạn, nội dung đăng ký hoạt động, thay đổi các nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản;
+ Thông báo không đúng thời hạn, hình thức về việc đăng ký hoạt động của chi nhánh hoặc là địa chỉ của văn phòng đại diện của doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Không lập chứng từ hoặc không ghi các thông tin trên chứng từ thu tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá;
+ Thu tiền đặt trước hoặc trả lại tiền đặt trước không đúng với quy định;
+ Không bảo quản hoặc bảo quản không đúng quy định tài sản đấu giá khi đã được giao;
+ Đấu giá tài sản chưa được giám định mà theo quy định của pháp luật thì tài sản này sẽ phải được giám định;
+ Không thực hiện về chế độ báo cáo về tổ chức, hoạt động;
+ Không lập, quản lý, sử dụng sổ theo đúng quy định;
+ Không báo cáo danh sách đấu giá viên, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình đến cho Sở Tư pháp;
+ Không đề nghị cấp thẻ đấu giá viên cho đấu giá viên của chính tổ chức mình;
+ Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của chính tổ chức mình;
+ Không công bố nội dung đăng ký hoạt động, các nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản;
+ Không thông báo về đăng ký hoạt động của chi nhánh hoặc là địa chỉ của văn phòng đại diện của doanh nghiệp đấu giá tài sản;
+ Hoạt động không đúng các nội dung giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản;
+ Không đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động về tên gọi, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch đi nội dung giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản;
+ Đề nghị Sở Tư pháp cấp thẻ đấu giá viên cho đấu giá viên không làm việc ở tại tổ chức mình;
+ Không lập biên bản đấu giá tại cuộc đấu giá; lập biên bản nhưng không chi tiết hoặc là không chính xác diễn biến của cuộc đấu giá hoặc thiếu chữ ký của một trong những thành phần theo quy định hoặc không được đóng dấu của tổ chức đấu giá hoặc để cho người không tham dự cuộc đấu giá ký biên bản đấu giá;
+ Thu không đúng với mức tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá;
+ Tiến hành cuộc đấu giá mà không có thông báo bằng văn bản của người có tài sản đấu giá về bước giá, trừ trường hợp là người có tài sản không quyết định bước giá;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Niêm yết hoặc thông báo công khai đấu giá không đúng với quy định;
+ Bán hoặc tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá không đúng với quy định;
+ Niêm yết, thông báo công khai khi thay đổi nội dung đấu giá đã niêm yết, thông báo công khai không đúng với quy định;
+ Ban hành quy chế cuộc đấu giá không đúng hoặc không đầy đủ về những nội dung chính theo quy định hoặc không thông báo công khai quy chế cuộc đấu giá;
+ Đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá ngoài những điều kiện đăng ký tham gia đấu giá theo quy định;
+ Không kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản cung cấp dẫn đến việc đấu giá đối với các tài sản không được phép bán hoặc tài sản chưa đủ điều kiện đấu giá theo quy định;
+ Không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá các thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
+ Tổ chức cuộc đấu giá không đúng với thời gian, địa điểm hoặc không liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng;
+ Cho phép người không đủ các điều kiện tham gia đấu giá tham gia cuộc đấu giá;
+ Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác ngoài các khoản thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá theo quy định hoặc chi phí dịch vụ khác đã thỏa thuận;
+ Thực hiện không đúng các quy định về việc xem tài sản đấu giá.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Không thực hiện lập biên bản đấu giá;
+ Cho người không được đăng ký để tham gia đấu giá tài sản mà tham gia đấu giá;
+ Tổ chức cuộc đấu giá không đúng với hình thức, phương thức đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá;
+ Thông đồng, móc nối với người mà có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, các cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch đi thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc là kết quả đấu giá tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Hạn chế việc xem tài sản hoặc mẫu tài sản đấu giá hoặc những giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Không niêm yết hoặc không thông báo công khai việc đấu giá tài sản, việc thay đổi các nội dung đấu giá đã được niêm yết, thông báo công khai;
+ Không tổ chức để người tham gia đấu giá được xem tài sản hoặc mẫu tài sản đấu giá hoặc những giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá;
+ Để lộ các thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi;
+ Cản trở, gây khó khăn cho những người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
+ Không ban hành về quy chế cuộc đấu giá cho từng cuộc đấu giá;
+ Cử người không phải là đấu giá viên để điều hành cuộc đấu giá;
+ Cho các cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động đấu giá dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
+ Sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá và những khoản tiền liên quan khác không đúng quy định;
+ Thực hiện đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đã đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá không đúng quy định;
+ Đấu giá theo thủ tục rút gọn không đúng với quy định;
+ Lập biên bản ghi nhận người trúng đấu giá không phải là người trả giá cao nhất ở trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên hoặc người chấp nhận giá ở trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.