Thức ăn thủy sản được xem là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình nuôi dưỡng thủy sản. Vậy mức xử phạt đối với hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản chưa đủ điều kiện được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt sản xuất thức ăn thủy sản chưa đủ điều kiện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật Thủy sản năm 2017 có quy định về thức ăn thủy sản. Theo đó thì có thể hiểu, thức ăn thủy sản được xem là loại sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng và là loại thành phẩm có đầy đủ các chất có lợi cho sự phát triển của động thực vật thuỷ sản, thức ăn thủy sản bao gồm nhiều loại có thể kể đến như: thức ăn thủy sản hỗn hợp, thức ăn thủy sản bổ sung, thức ăn tươi sống và các nguyên liệu khác phục vụ cho hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản. Thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường cũng cần phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Luật thủy sản năm 2017 thì có thể kể đến một số yêu cầu cần phải đáp ứng trước khi lưu hành trên thị trường của thức ăn thủy sản như sau:
– Thức ăn thủy sản phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật;
– Thức ăn thủy sản phải có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố áp dụng trên thực tế;
– Thông tin về thức ăn thuỷ sản đã được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường cần phải đáp ứng được những yêu cầu theo quy định của pháp luật. Thức ăn thủy sản trong quá trình lưu thông trên thị trường hoặc trong quá trình sản xuất nhưng chưa đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bởi các điều luật tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về điều kiện của cơ sở sản xuất, của cơ sở mua bán, của cơ sở tiến hành hoạt động nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường vừa trồng thủy sản. Theo đó thì có thể nói, mức xử phạt đối với hành vi sản xuất thức ăn thủy sản nhưng chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được quy định cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các cơ sở mua bán, các cơ sở nhập khẩu có hành vi bày bán, bảo quản thức ăn thủy sản và các sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản không tách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, không tách biệt đối với phân bón, và các chất độc hại khác trái quy định của pháp luật; hoặc các cơ sở mua bán và nhập khẩu không có đầy đủ thiết bị và dụng cụ để phục vụ cho quá trình bảo quản thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sản xuất thức ăn thủy sản và sản xuất các sản phẩm sử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và không có giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp bạn đó là bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trong trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật thì bắt buộc phải tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản khi chưa có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, và không có giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ sở này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đến đồng đến 100.000.000 đồng (tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp 02 lần cá nhân vi phạm), còn trong trường hợp cá nhân có hành vi sản xuất thức ăn thủy sản khi chưa đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Bên cạnh đó còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng nếu như sản phẩm đó đáp ứng được quy định của mục đích chuyển đổi, trong trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì bắt buộc phải tiêu hủy toàn bộ số sản phẩm thức ăn thủy sản nêu trên.
2. Thẩm quyền xử phạt sản xuất thức ăn thủy sản chưa đủ điều kiện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền đến 50.000.000 đồng, có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép hoặc giấy chứng chỉ hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng, có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, hành vi sản xuất thức ăn thủy sản khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có thể bị xử phạt với mức cao nhất là 50.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm, và 100.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. Vì vậy, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi sản xuất thức ăn thủy sản khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thuộc về chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản:
Tổ chức và cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ được kiện sản xuất thức ăn thủy sản thì cần phải thỏa mãn các yêu cầu căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật thủy sản năm 2017. Cụ thể như sau:
– Địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi các chất thải nguy hại hoặc các hóa chất độc hại;
– Khu sản xuất phải có tường rào ngăn cách với bên ngoài để đảm bảo vệ sinh môi trường;
– Nhà xưởng và trang thiết bị cần phải phù hợp đối với từng loại sản phẩm nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (điều chỉnh bởi Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản), thì có thể nói, có nhà xưởng kết cấu vững chắc và nền không được đọng nước, nhà xưởng phải có sự liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến sài thành phẩm đảm bảo quy định của pháp luật, vách ngăn và cửa của nhà xưởng cần phải đáp ứng yêu cầu về kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các khu vực chứa trang thiết bị và nguyên vật liệu và chữa thành phẩm cần phải đảm bảo không chồng chéo lẫn nhau và phải đảm bảo theo yêu cầu bảo quản của các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, trang thiết bị tiếp xúc với nguyên vật liệu và tiếp xúc với thành phẩm cần phải đáp ứng yêu cầu về kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học, các thiết bị thu gom và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản thải ra bên ngoài phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường đối với khu vực sản xuất;
– Phải có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (điều chỉnh bởi Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản), cụ thể là phải có phòng thử nghiệm hoặc ký hợp đồng thuê phòng thử nghiệm với các cơ sở có đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản;
– Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học phù hợp với quy định của pháp luật. Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm nhất định phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm các nội dung cơ bản sau: Nước phục vụ cho quá trình sản xuất, nguyên liệu và bao bì thành phẩm, quá trình sản xuất và tái chế sản xuất, kiểm định và hiệu chỉnh thiết bị sản xuất, kiểm soát động thực vật gây hại, vệ sinh nhà xưởng và xử lý các chất thải;
– Phải có nhân viên kĩ thuật được đào tạo bài bản về nuôi trồng thủy sản, về bệnh học thủy sản, về sinh học và hóa học và các công nghệ thực phẩm trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản.
Như vậy thì có thể nói, các chủ thể muốn được cấp giấy chứng nhận đã ứng đầy đủ điều kiện tiến hành hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ sở đó cần phải thoải mãn đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thủy sản năm 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
– Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
– Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.