Gần đây, vì để trục lợi cho bản thân mà việc môi giới cho người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam được diễn ra thường xuyên. Theo quy định hiện nay thì mức xử phạt môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép:
Hiện nay, liên quan đến hoạt động môi giới, tteo quy định tại Điều 150
Môi giới thương mại đó được xác định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Như vậy ta có thể hiểu hoạt động môi giới đem lại lợi ích cho bên được môi giới và bên môi giới sẽ nhận được một khoản thù lao theo thỏa thuận
Đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh được hiểu như sau:
– Xuất cảnh: đó là việc một công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và đi qua khỏi cửa khẩu Việt Nam.
– Nhập cảnh: đó là việc người nước ngoài đi vào lãnh thổ Việt Nam và đi qua cửa khẩu của Việt Nam.
Xuất phát từ những căn cứ trên có thể thấy hoạt động môi giới xuất cảnh, nhập cảnh đó là việc dẫn dắt, làm trung gian cho người đang có nhu cầu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh với người có khả năng tổ chức cho người khác xuất cảnh hoặc nhập cảnh nhằm giúp người này đi ra hoặc đi vào lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay, hoạt động môi giới xuất cảnh, nhập cảnh không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên vì mục đích thu lợi bất chính mà có một số ít người thông qua môi giới đưa người xuất nhập cảnh mà không có giấy phép theo quy định pháp luật về xuất, nhập cảnh hoặc làm giả giấy phép xuất nhập cảnh để thu lợi về cho bản thân. Khi đó, hành vi này được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép như sau:
– Phạt từ từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào vì vụ lợi mà có hành vi tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi;
+ Thực hiện hành vi phạm tội 02 lần trở lên;
+ Thực hiện hành vi đối với từ 05 người đến 10 người;
+ Thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp;
+ Thực hiện hành vi để thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ + Thực hiện hành vi tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Thực hiện hành vi đối với 11 người trở lên;
+ Thực hiện hành vi để thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
+ Thực hiện hành vi mà làm chết người.
– Người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người môi giới trong trường hợp này tùy theo số lượng phạm tội mà áp dụng hình phạt như trên, trong một số trường hợp mức phạt có thể lên tới 15 năm.
2. Sử dụng giấy tờ giả để xuất nhập cảnh trái phép thì bị xử lý như thế nào?
Đối với việc sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi xuất nhập cảnh trái phép cũng sẽ chịu xử phạt theo Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
– Người nào có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền có giá trị từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Thực hiện hành vi có tổ chức;
+ Thực hiện hành vi phạm tội 02 lần trở lên;
+ Thực hiện hành vi mà làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
+ Thực hiện hành vi để thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Thực hiện hành vi tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người có hành vi làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
+ Người có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Người có hành vi thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
– Nhoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.
Như vậy, đối với việc làm giả giấy tờ để xuất nhập cảnh trái phép được pháp luật Hình sự quy định như trên, tùy theo mức độ phạm tội mà chịu hình phạt khác nhau.
3. Người xuất nhập cảnh trái phép sẽ bị xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau:
Người nào có hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2.2 Của Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 như sau:
– Việc áp dụng các tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép”
Điều 347 BLHS quy định: “Người nào có xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm…”. Do Điều luật quy định 03 hành vi phạm tội độc lập (xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép), nên tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” được hiểu là người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương ứng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trong trường hợp người vi phạm đã từng bị xử lý về hành vi xuất nhập cảnh trái phép trước đây mà người này vẫn tiếp tục bị phát hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
4. Chứa chấp người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
– Phạt tiền có giá trị từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Người có hành vi làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
+ Người có hành vi xâm nhập vào, ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan, tổ chức đó;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú;
+ Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện thực hiện việc vận chuyển người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;
+ Tổ chức, môi giớicó hành vi giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.
+ Người nước ngoài không chấp hành các quyết định buộc xuất cảnh Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
Ngoài hình phạt chính còn buộc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;
+ Tiến hành trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:
-Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này đó là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi chứa chấp người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam sẽ bị phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra còn trục xuất người đã nhập cảnh trái phép về lại nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Luật Thương mại 2005 sửa đổi bổ sung 2019;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.