Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy mức xử phạt lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe:
1.1. Quy định về vị trí đỗ xe trên đường phố:
Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện khi đỗ xe trên đường phố, theo quy định này vị trí đỗ xe trên đường phố phải tuân theo các quy định sau:
– Cho xe đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy;
– Trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
– Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi đỗ xe hoặc quy định các điểm đỗ xe thì phải đỗ xe tại các vị trí đó;
– Người điều khiển phương tiện không được đỗ xe tại các vị trí sau đây:
+ Bên trái đường một chiều;
+ Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
+ Trên cầu, gầm cầu vượt;
+ Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
+ Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
+ Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
+ Nơi dừng của xe buýt;
+ Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
+ Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
+ Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
+ Che khuất biển báo hiệu đường bộ;
+ Trên đường xe điện;
+ Trên miệng cống thoát nước;
+ Miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
– Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định;
– Phải cho xe đỗ:
+ Sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình;
+ Bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét;
+ Không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.
– Trường hợp đường phố hẹp, phải đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe trái quy định là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Người dân chỉ được sử dụng vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe nếu như cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép. Ví dụ tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quy định về quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội được kèm theo quyết định số 09/2018/QĐ-UBND thành phố Hà Nội, Điều 10 của quy định này quy định về sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông, giữ xe, theo đó việc sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông, giữ xe phải tuân thủ các quy định sau:
– Tuân thủ các yêu cầu nêu tại Điều 9 của quy định về quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội được kèm theo quyết định số 09/2018/QĐ-UBND;
– Điểm để xe phải cách nút giao thông tối thiểu 10m tính từ mép đường giao nhau, vị trí để xe phải được sơn kẻ vạch rõ ràng;
– Tại những khu vực để xe không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn trên hè phố;
– Các phương tiện phải được sắp xếp ngăn nắp, trật tự, đảm bảo cho người đi bộ đi lại thuận tiện, thông thoáng, không phải đi vòng tránh những vị trí đỗ xe đạp, xe máy;
– Phần hè phố còn lại (không bao gồm phần hè đang bố trí cây xanh, cột điện, biển báo và những công trình hạ tầng kỹ thuật khác) dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m;
– Phải có kết cấu phù hợp, đảm bảo chất lượng, mỹ quan đô thị;
– Chỉ cấp giấy phép tạm thời sử dụng hè phố làm nơi để xe đối với những hè phố đã có kết cấu đảm bảo khả năng chịu tải trọng;
– Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng (chỉ sắp xếp một hàng), quay đầu xe vào trong, cách tường phía giáp của nhà dân hoặc công trình trên vỉa hè là 0,2m.
1.2. Mức xử phạt lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe:
Như đã phân tích ở mục trên, hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe trái quy định là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Căn cứ Điều 12
– Thực hiện hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe thì bị xử phạt như sau:
+ Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe thì bị xử phạt như sau:
+ Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
– Thực hiện hành vi chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe thì bị xử phạt như sau:
+ Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
– Thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe thì bị xử phạt như sau:
+ Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
– Thực hiện hành vi chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe thì bị xử phạt như sau:
+ Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
– Thực hiện hành vi thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe thì bị xử phạt như sau:
+ Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
– Thực hiện hành vi chiếm chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe thì bị xử phạt như sau:
+ Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả của các hành vi trên: buộc phải thu dọn các phương tiện và khôi phục lại tình trạng ban đầu.
2. Quy trình xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe:
2.1. Lập biên bản vi phạm hành chính:
Sau khi phát hiện ra hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe, người có thẩm quyền thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính, bao gồm những người sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân;
– Trưởng Công an cấp xã;
– Trưởng đồn Công an;
– Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất;
– Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động;
– Trưởng Công an cấp huyện;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Trưởng, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Trưởng phòng Công an cấp tỉnh;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
– Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường;
– Công an viên trong phạm vi quản lý của địa phương;
– Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ ở trong phạm vi địa bàn quản lý.
2.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe:
Sau 07 ngày tính từ ngày người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm những người sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội;
– Trưởng trạm;
– Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân;
– Trưởng Công an cấp xã;
– Trưởng đồn Công an;
– Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất;
– Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động;
– Trưởng Công an cấp huyện;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Trưởng, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Trưởng phòng Công an cấp tỉnh;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
– Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
– Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.3. Thực hiện quyết định xử phạt hành:
Người bị ra quyết định xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm chỗ để xe sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính phải thực hiện nộp phạt. Thời gian nộp phạt được ghi rõ trong quyết định xử phạt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt.