Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là nghĩa cử cao đẹp giữa con người trong đời sống và tuân theo quy định của pháp luật. Và các cơ sở khám chữa bệnh phải có trách nhiệm tư vấn cho người mang thai hộ. Trường hợp không tư vấn y tế cho người mang thai hộ thì xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt khi không tư vấn y tế cho người mang thai hộ:
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu là việc người phụ nữ trên tinh thần tự nguyện, không nhằm mục đích thương mại giúp mang thai cho những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Căn cứ điểm khoản 2 Điều 43 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định:
* Xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng:
– Hành vi không tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ (ngoại trừ trường hợp không phải tư vấn theo quy định của pháp luật).
– Hành vi không tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho người mang thai hộ (ngoại trừ trường hợp không phải tư vấn theo quy định của pháp luật).
– Không thực hiện ký, ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc và ngày tư vấn vào bản xác nhận nội dung tư vấn.
Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, còn đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm sẽ phạt tiền gấp 02 lần với mức phạt cá nhân.
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện tư vấn về y tế cho người mang thai hộ thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Quy định về việc tư vấn y tế cho người mang thai hộ:
Căn cứ Điều 18
– Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ: phải thực hiện tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ.
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ không phải tổ chức tư vấn về lĩnh vực đã có Bản xác nhận trong trường hợp vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc người mang thai hộ có một trong các Bản xác nhận sau:
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có thẩm quyền, trách nhiệm tư vấn tâm lý làm việc tại cơ sở được cấp giấy phép hoạt động có phạm vi hoạt động chuyên môn tư vấn tâm lý.
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp lý của người có thẩm quyền, trách nhiệm tư vấn pháp lý làm việc tại tổ chức có tư cách pháp nhân về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.
– Đối với người tư vấn về y tế phải là bác sỹ chuyên khoa sản và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định.
– Trình độ của người tư vấn pháp lý:
+ Trình độ của nhân luật trở lên.
+ Tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định.
+ Với người tư vấn về tâm lý phải có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định.
– Đối với bản xác nhận nội dung tư vấn thì người tư vấn về y tế hoặc pháp lý hoặc tâm lý phải ký, ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc; đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đó.
3. Nội dung tư vấn về y tế cho người mang thai hộ:
Căn cứ Điều 15
Thứ nhất, tư vấn cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ:
– Quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ.
– Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi.
– Các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ.
– Các khoản chi phí điều trị cao.
– Tỷ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của người vợ thấp hoặc người vợ trên 35 tuổi.
– Có khả năng đa thai.
– Có khả năng em bé sẽ bị dị tật và có thể phải bỏ thai.
– Các nội dung khác liên quan.
Thứ hai, tư vấn cho người mang thai hộ:
– Khả năng phải mổ lấy thai.
– Khả năng đa thai.
– Khả năng em bé sẽ bị dị tật.
– Khả năng phải bỏ thai.
– Các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh và các tai biến khác.
– Các nội dung khác liên quan đến quá trình mang thai hộ.
Bên cạnh việc tư vấn về y tế, cơ sở khám chữa bệnh phải có trách nhiệm tư vấn về pháp lý:
– Quy định pháp lý về việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Kể từ thời điểm con được sinh ra, con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ.
– Quy định về quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
+ Đối với người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
+ Có trách nhiệm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
+ Trách nhiệm của người mang thai hộ: phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai.
+ Người mang thai hộ có quyền được hưởng
+ Người mang thai hộ vẫn được hưởng
+ Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
+ Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con.
Tiếp theo là tư vấn về tâm lý cho người mang thai hộ, cụ thể:
– Tư vấn cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ:
+ Các vấn đề tâm lý nói chung trong quá trình nhờ mang thai hộ.
+ Những hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ.
+ Trường hợp người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh.
+ Tình trạng về tài chính sẽ thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi.
– Tư vấn cho người mang thai hộ:
+ Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ.
+ Những tác động tâm lý đối với con ruột của mình.
+ Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai.
+ Những tác động tâm lý đối với con ruột của mình.
4. Quyền và nghĩa vụ của người nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình:
– Không được phép từ chối nhận con.
– Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ đối với con phát sinh từ thời điểm con được sinh ra.
– Người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng các chế độ về thai sản theo quy định của pháp
– Nếu như bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc có các hành vi vi phạm về nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con theo quy định thì phải chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho con và bị xử phạt theo chế tài của pháp luật, nếu như có gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
– Chịu trách nhiệm chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
– Những người trong gia đình của bên nhờ mang thai hộ và đứa con được sinh ra sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định.
– Bên nhờ mang thai hộ có quyền được yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con nếu trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối nghĩa vụ giao con.
– Nếu như bên nhờ mang thai hộ chết thì đứa con sẽ được hưởng thừa kế trên cơ sở quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.