Hiện nay, do những nguyên nhân khác nhau mà doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh. Trong trường hợp này doanh nghiệp có cần phải thông báo không? Mức xử phạt khi không thông báo tạm ngừng kinh doanh được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh:
Căn cứ khoản 1 Điều 206
Căn cứ Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện như như sau:
– Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm dừng kinh doanh.
Mỗi lần thông báo doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh không quá 01 năm, hết thời hạn này doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
– Giấy tờ gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh bao gồm: thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của:
+ Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
+ Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
– Sau khi nhận đầy đủ, hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
– Trường hợp Doanh nghiệp được xác nhận tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp hoặc là các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, xét cả trường hợp đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp này, phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
2. Mức xử phạt khi không thông báo tạm ngừng kinh doanh:
Căn cứ khoản 1 Điều 66 Nghị định Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp được tạm ngừng không quá 01 năm. Nếu hết thời gian tạm ngừng nhưng vẫn muốn tạm ngừng tiếp thì phải thông báo đến phòng đăng kí kinh doanh.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì việc doanh nghiệp không thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình phạt chính là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điểm c khoản 1 Điều 212
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi không thông báo tạm ngừng kinh doanh:
Căn cứ chương VI Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thì thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực này được quy định như sau:
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
– Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
– Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền phạt cảnh cáo hoặc hạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.
– Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
– Đội trưởng Đội Thuế có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
– Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
– Cục trưởng Cục Thuế có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
– Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc hạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.
– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.
– Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.
Do hành vi không thông báo khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có mức phạt là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nên căn cứ vào quy định trên thì những cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi này đó là: Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Luật doanh nghiệp năm 2020
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư