Địa điểm kinh doanh được xem là nơi tiến hành các giao dịch của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Địa điểm kinh doanh giúp cho tao tên và có thể mở rộng quy mô phát triển, vì vậy việc thông báo địa điểm kinh doanh để hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý. Vậy mức xử phạt khi không thông báo địa điểm kinh doanh được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt khi không thông báo địa điểm kinh doanh:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi không thông báo địa điểm kinh doanh. Căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó:
– Kinh doanh ở địa điểm mà không thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp (đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp) hoặc nơi chi nhánh (đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh) thực hiện hoạt động kinh doanh trên thực tế. Trong trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì sẽ xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
– Có hành vi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, hoạt động của văn phòng đại diện, hoạt động của địa điểm kinh doanh tuy nhiên không thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Có hành vi chuyển trụ sở chi nhánh, chuyển văn phòng đại diện sang tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác đợi chi nhánh, văn phòng đại diện đã thực hiện thủ tục đăng ký ban đầu tại cơ quan có thẩm quyền tuy nhiên không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh/hoặc văn phòng đại diện đó chuyển đến.
Theo đó, hành vi không thông báo địa điểm kinh doanh có thể sẽ bị phạt tiền tối đa 30.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Trình tự và thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Văn bản hợp nhất
– Chi nhánh theo quy định của pháp luật và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chi nhánh có chức năng và nhiệm vụ thực hiện toàn bộ chức năng hoặc thực hiện một phần chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh bắt buộc phải đúng với ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký;
– Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, văn phòng đại diện có chức năng và nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó. Văn phòng đại diện sẽ không được phép thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp;
– Địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật là nơi các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Theo đó thì có thể nói, thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh là một trong những thủ tục cần thiết và bắt buộc. Căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022, quy trình thông báo địa điểm kinh doanh của công ty sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ thông báo địa điểm kinh doanh để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ thông báo địa điểm kinh doanh sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau:
– Văn bản thông báo địa điểm kinh doanh theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo địa điểm kinh doanh cần phải do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó ký, trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo địa điểm kinh doanh sẽ cho người đứng đầu chi nhánh ký;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên, gửi thông báo địa điểm kinh doanh tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần phải gửi thông báo thành lập địa điểm kinh doanh tới cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nhận thấy hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cần phải cập nhật thông tin và địa điểm kinh doanh trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nộp hồ sơ. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho các doanh nghiệp nộp hồ sơ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản về việc cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho các doanh nghiệp.
3. Những yêu cầu về tên địa điểm kinh doanh của công ty:
Lựa chọn địa điểm kinh doanh và thông báo địa điểm kinh doanh được xem là các công việc quan trọng, doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận trước khi thực hiện, điều này đảm bảo tối đa hạn chế rủi ro pháp lý, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của doanh nghiệp như mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo nhiều khả năng thâm nhập vào thị trường mới … Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về yêu cầu đối với tên gọi địa điểm kinh doanh của công ty. Theo đó:
– Tên địa điểm kinh doanh của công ty sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Văn bản hợp nhất luật doanh nghiệp năm 2022. Theo đó, tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bắt buộc phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, bao gồm kèm theo các chữ cái F, J, Z, W và các chữ số, các ký hiệu. Đồng thời, tên địa điểm kinh doanh của công ty cần phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”, bên cạnh đó tên địa điểm kinh doanh của công ty cũng bắt buộc phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh đó;
– Ngoài tên bằng tiếng Việt theo như phân tích nêu trên, địa điểm kinh doanh của công ty có thể được đăng ký bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài của địa điểm công ty là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một tiếng nước ngoài theo hệ chữ cái La Tinh. Tên viết tắt của địa điểm công ty được biết bằng tên tiếng việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài;
– Phần tên riêng trong tên của địa điểm kinh doanh sẽ không được phép sử dụng cụm từ “công ty/doanh nghiệp”;
– Đối với trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành các đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu của hoạt động tổ chức lại thì sẽ được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: