Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho những người tham gia giảm thiểu rủi ro khi có hiện tượng cháy nổ xảy ra. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mức xử phạt đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt khi không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là một trong những loại bảo hiểm có vai trò bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi có những tổn thất xảy ra do cháy nổ. Khi sử dụng loại bảo hiểm này thì người tham gia bảo hiểm sẽ được chi trả về những thiệt hại đối với người và tài sản, khách hàng sẽ được hỗ trợ chi trả chi phí xây dựng và sửa chữa các thiệt hại trên thực tế. Đối với những đối tượng thuộc trường hợp bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật.
Nếu không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Pháp luật hiện nay cũng có quy định về mức xử phạt tương đối nặng đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không đúng nguyên tắc, không thực hiện đúng mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật;
– Không cấp hoặc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không đúng theo quy định của pháp luật và không đầy đủ nội dung.
Thứ hai, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi của các cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tuy nhiên không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho quá trình hoạt động phòng cháy chữa cháy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, mức xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến hành vi không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo như phân tích ở trên chỉ là mức phạt áp dụng đối với đối tượng được xác định là cá nhân khi vi phạm quy định của pháp luật. Mức và tác dụng đối với tổ chức có hành vi không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân, tức là sẽ phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp cá nhân có hành vi không tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tối đa lên đến 40.000.000 đồng. Đối với tổ chức có hành vi không tham gia mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có thể bị phạt tối đa lên đến 80.000.000 đồng.
2. Những đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:
Pháp luật hiện nay có những quy định cụ thể về đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Vấn đề này để đảm bảo an toàn xã hội và phòng chống cháy nổ một cách hiệu quả nhất. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
– Cơ quan, tổ chức và các thủ thể được xác định là cá nhân có cơ sở tiềm ẩn nguy cơ về cháy nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
– Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và các chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ của nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam, những đối tượng này có thể được gọi tắt là các doanh nghiệp bảo hiểm;
– Cơ quan, tổ chức và các cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (sau được sửa đổi bởi Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 23/2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc), có quy định về mức thu và mức nộp bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cụ thể như sau:
– Mức thu từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai hoạt động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật trong năm tài chính được xác định là 1% dựa trên tổng số phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thực tế thu được từ các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước đó liền kề;
– Các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai hoạt động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải nộp toàn bộ số tiền đó vào tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Bộ công an được mở tại kho bạc nhà nước trung ương theo thời hạn phù hợp với quy định của pháp luật. Tức là, trước 30 tháng 06 hằng năm thì cần phải nộp 50% tổng số tiền theo quy định của pháp luật, còn trước 31 tháng 13 hằng năm thì phải nộp số tiền còn lại vào kho bạc nhà nước trung ương theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:
Theo Điều 3 của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (sau được sửa đổi bởi Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 23/2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc), có quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cụ thể như sau:
– Các cơ quan tổ chức và cá nhân thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ phải thực hiện hoạt động mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh dịch vụ bảo hiểm cháy nổ theo quy định của pháp luật;
– Bên mua bảo hiểm và bên doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bảo hiểm cháy nổ sẽ triển khai hoạt động bảo hiểm đó theo điều kiện và mức phí bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật;
– Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trong một số trường hợp nhất định, cụ thể như sau: Cơ sở chưa được nghiệm thu về hoạt động phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật, những cơ sở không có biên bản về an toàn phòng cháy chữa cháy được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cơ quan công an, hoặc các cơ sở có biên bản kiểm tra tuy nhiên biên bản này đã qua 01 năm được tính kể từ thời điểm lập cho đến thời điểm mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, những cơ sở được xác định là đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy;
– Bên mua bảo hiểm sẽ được tính chi phí mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo giá thành sản phẩm và giá dịch vụ hoặc dựa vào chi phí thường xuyên;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến khích các cơ quan và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mua bảo hiểm này dựa trên cơ sở thoả thuận với các doanh nghiệp cung ứng bảo hiểm và phù hợp với quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
– Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 23/2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.