Xả rác, đổ rác bừa bãi nơi công cộng là hành vi diễn ra phổ biến trong thực tiễn đời sống. Tại nước ta, dù ở thành phố hay nông thôn, thực trạng này vẫn tiếp diễn một cách thường xuyên và liên tục, gây ra những ảnh hưởng nhất định cho môi trường và cuộc sống của người dân. Mức xử phạt hành vi xả rác, đổ rác bừa bãi nơi công cộng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thực trạng của hành vi xả rác, đổ rác bừa bãi nơi công cộng:
Xả rác, đổ rác bừa bãi nơi công cộng là hành vi diễn ra phổ biến trong thực tiễn đời sống. Tại nước ta, dù ở thành phố hay nông thôn, thực trạng này vẫn tiếp diễn một cách thường xuyên và liên tục, gây ra những ảnh hưởng nhất định cho môi trường và cuộc sống của người dân.
Rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều, một bộ phận người dân đem rác thải sinh hoạt của gia đình mình “tập kết” tại một địa điểm. Điều này dẫn đến tình trạng ao hồ, các khu đất chật kín rác.
Thực tế, Nhà nước đã và đang đưa ra những nguồn ngân sách phục vụ vào vấn đề an sinh môi trường, bao gồm cả việc thu gom rác. Song, ở hầu hết các địa phương, dù có người chịu trách nhiệm thu gom rác, nhưng người dân vẫn không để rác đúng nơi quy định.
Xả rác nơi công cộng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển chung của xã hội, cũng như lợi ích của mỗi cá nhân. Cụ thể như sau:
+ Khi rác bị xả ra công cộng một cách bừa bãi, sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, và làm mất cảnh quan công cộng. Hiện nay, hệ thống ao hồ, sông ngòi tại Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề. Khối lượng rác thải tại các địa điểm công cộng này ngày càng lớn. Cảnh quan đô thị, nét đẹp nông thôn Việt Nam không còn được duy trì trọn vẹn.
+ Rác được xả ra bừa bãi, nhưng không được thu gom và xử lý kịp thời, lâu dần sẽ tích tụ, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến không khí xung quanh. Điều này dẫn đến những tác động trực tiếp cho sức khỏe của người dân.
Vậy lý do của các hành vi xả rác ra môi trường là gì?
+ Nguyên nhân thứ nhất: Do ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường không cao. Cái “tiện” được các cá nhân áp dụng mọi nơi. Tiện đâu vứt đấy, tiện đâu đổ đấy. Do đó, với rác thải sinh hoạt, người dân sẽ “tiện” vứt ra môi trường.
+ Nguyên nhân thứ hai: Người dân không muốn chi trả chi phí cho việc thu gom rác. Ở các địa phương, hàng tháng, hàng năm sẽ thường phải trả một khoản phí nhất định,gọi là phí môi trường, để chi trả cho người dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác. Vì không muốn mất khoản tiền này, người dân đã không chịu tập kết rác đúng nơi quy định, mà xả rác bừa bãi ra môi trường.
+ Nguyên nhân thứ ba: Công tác quản lý của cơ quan Nhà nước về việc bảo vệ môi trường chưa thực sự tốt. Trước những hành vi xả ra ra công cộng, cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa đưa ra biện pháp xử lý triệt để và mạnh tay, khiến các hành vi này vẫn tiếp diễn.
2. Mức xử phạt hành vi xả rác, đổ rác bừa bãi nơi công cộng?
– Theo quy định tại điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, đối với hành vi xả rác, đổ rác nơi công cộng, chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng mức xử phạt như sau:
+ Đối đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng.
+ Đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định này, chủ thể vi phạm việc vứt rác, xả rác ra công cộng, sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP đã đưa ra quy định mức phạt đối với hành vi đổ rác không đúng nơi quy định như sau:
+ Đối với hành vi ứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ, chủ thể vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
+ Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu.
Theo quy định của Nghị định này, nếu thuộc các trường hợp vi phạm cụ thể nêu trên, chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Ngoài ra, Khoản 4 Điều 12
Có thể thấy, đổ rác, xả rác ra công cộng được thực hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Khái niệm “công cộng” cũng mang ý nghĩa vô cùng bao quát. Do đó, pháp luật đã đưa ra quyết định về việc xử lý đối với từng trường hợp cụ thể. Tại đây, nếu người dân vi phạm, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể này, để đưa ra mức áp dụng xử phạt sao cho hợp lý nhất. Đồng thời, thông qua các nội dung phân tích ở trên, có thể thấy, mức xử phạt cao hay thấp còn phụ thuộc vào từng hành vi, xem hành vi xả rác, đổ rác được diễn ra ở đây. Điều tạo nên tính khách quan, rõ ràng trong việc xác định và đưa ra phương hướng xử lý toàn diện nhất.
3. Nhà nước cần làm gì để giải quyết vấn đề xả rác, đổ rác bừa bãi nơi công cộng?
Để góp phần giải quyết vấn đề xả rác, đổ rác bừa bãi nơi công cộng, cơ quan Nhà nước có thể hướng đến một số biện pháp giải quyết sau đây:
– Ở từng địa phương, chính quyền địa phương đưa ra những quy định áp dụng riêng về việc chấp hành nguyên tắc bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi), đồng thời, sẽ đưa ra biện pháp xử lý sao cho phù hợp nhất. Tức, hãy để “không xả rác bừa bãi” là nguyên tắc mà tất cả người dân phải thực hiện. Nếu không thực hiện, sẽ bị xử lý theo mức phát chung đã được định ước từ sẵn.
– Với những hành vi vi phạm xả rác, đổ rác bừa bãi nơi công cộng, cơ quan Nhà nước cần phải xử phạt nghiêm minh. Việc áp dụng biện pháp xử phạt này giúp răn đe những chủ thể vi phạm. Đồng thời, với những cá nhân khác, đây sẽ là bài học để họ nhìn vào, điều chỉnh hành vi của mình nhằm đảm bảo không vi phạm về việc xả rác bừa bãi. Tức ở đây, tính răn đe và xử phạt phải được áp dụng mạnh tay. Có như vậy, người dân mới chỉnh đốn lại ý thức, không còn vi phạm nữa.
– Công tác tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường cần được đẩy mạnh. Thông qua biện pháp tuyên truyền, người dân sẽ nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Từ đó, họ sẽ tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, điều chỉnh lại hành vi của mình sao cho đúng nhất.
Trên đây là các biện pháp mà cơ quan Nhà nước có thể áp dụng để xử lý và giải quyết vấn đề xác rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Song, biện pháp mà Nhà nước đưa ra chỉ mang tính khách quan. Tính chủ quan mang ý nghĩa quan trọng nhất, có giá trị quyết định nhất đối với vấn đề này, đó là ý thức của mỗi người dân. Chỉ khi nào người dân tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường, thì họ mới dừng hành vi xả rác bừa bãi. Có ý thức, trách nhiệm, thì người dân mới nâng cao hành động thực tiễn bảo vệ cảnh quan công cộng. Lúc này, giá trị bảo vệ môi trường mới đạt được kết quả toàn diện nhất. Nhà nước cùng nhân dân cùng phối hợp chung tay bảo vệ môi trường, thì chắc chắn kết quả đạt được rất lớn, chất lượng cuộc sống và trật tự an toàn xã hội của người dân cũng ngày càng được đảm bảo.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.