Hiện nay, tình trạng các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện kinh doanh sản xuất nhưng không đảm bảo quá trình xử lý chất thải đúng quy định.Vậy, mức xử phạt hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường là bao nhiêu? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt hành vi xả chất thải trái pháp ra môi trường?
Mục lục bài viết
1. Các quy định về hành vi vi phạm về xả thải chất thải ra môi trường:
Để quản lý được các loại chất thải rắn lỏng khí gây hại đến tài nguyên thiên nhiên theo Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2014 đã quy định rõ các hành vi và tổ chức của tổ chức cá nhân không được làm, cụ thể như sau:
– Thứ nhất: với hành vi vận chuyển hoặc thực hiện chôn lấp chất độc chất phóng xạ chất thải và chất nguy hại khác không đúng theo quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường sẽ bị nghiêm cấm và xử phạt;
– Thứ hai: Đối với những chất thải chưa được xử lý để đưa ra ngoài môi trường; các chất độc chất phóng xạ và chất nguy hại khác thải ra vào nguồn đất và nguồn nước không khí;
– Thứ ba: Hành vi đưa hóa chất độc hại chất thải vi sinh vật chưa được kiểm định vào nguồn nước; ngoài ra, đối với những tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật nếu tự ý chưa qua xử lý và đưa vào nguồn nước môi trường sống của con người;
– Thứ tư: trong quá trình sinh sống các cá nhân, tổ chức thải khói, bụi có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; làm phát tán bức xạ phóng xạ các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người;
– Thứ năm: Sản xuất kinh doanh sản phẩm nhưng gây nguy hại cho con người sinh vật và hệ sinh thái ; khi sử dụng các nguyên liệu, vật liệu trong công trình xây dựng chứa nhiều các yếu tố độc hại vượt quá với quy định;
– Thứ sáu: Môi trường cản trở hoạt động bảo vệ môi trường hoặc có những việc làm làm sai lệch thông tin dẫn đến môi trường;
– Thứ bảy: Cá nhân có quyền hạn trong việc quản lý và giám sát những hành vi liên quan đến môi trường mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền.
2. Mức phạt hành chính hành vi xả thải trái phép ra môi trường:
Với những hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 4, Nghị định 45/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
2.1. Về hình thức xử phạt chính:
Các cá nhân tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt sau đây:
– Các cá nhân, tổ chức sẽ bị áp dụng hình thức cảnh cáo đối với mức vi phạm chưa quá lớn hoặc gây ảnh hưởng đến môi trường quá nhiều;
– Đối với hành vi vi phạm hành chính diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn thì sẽ bị phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1 tỷ đồng áp dụng với cá nhân còn đối với tổ chức là 2 tỷ.
2.2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Khi thực hiện những hành vi vi phạm là xả chất thải trái phép ra môi trường các cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với việc mình gây ra. Không chỉ thực hiện bồi thường, xử phạt hành chính mà còn bị Cơ quan Nhà nước áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:
– Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với những loại giấy phép như:
+ Giấy phép được cơ quan nhà nước cấp để xử lý chất thải nguy hại;
+ Giấy phép được xả thải khí thải công nghiệp;
+ Giấy xác nhận cho việc đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
+ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm;
+ Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
+ Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
+ Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
+ Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
+ Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai;
+ Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
+ Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;
+ Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen;
+ Giấy chứng nhận an toàn sinh học;
+ Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
+ Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm;
+ Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
– Xử lý phương tiện để thực hiện hành vi trái pháp luật:
Các cá nhân, tổ chức vi phạm về việc xử lý chất thải trước khi xả ra môi trường đương nhiên sẽ cần phương tiện để phục vụ cho hành vi này. Chính vì vậy, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
– Đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định tại Nghị định này.
Đáng lưu ý: Trong trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra thì sẽ không bị áp dụng hình thức xử phạt này;
– Các doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra;
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.
+ Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; buộc phải phá dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; buộc phá dỡ, di dời công trình, cây trồng; buộc phá dỡ công trình, nhà ở trái phép;
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định; buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+ Buộc tái xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; buộc tái xuất lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
+ Buộc phải thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; buộc hủy kết quả thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính;
+ Buộc phải thực hiện biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị đã nhập khẩu, sản xuất và sử dụng có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định và báo cáo đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;
+ Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý; buộc chuyển giao các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát cần xử lý theo đúng quy định cho đơn vị có chức năng xử lý và chịu mọi chi phí phát sinh;
Ngoài ra, những biện pháp khắc phục như lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo đánh giá tác động môi trường; buộc phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buộc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo quy định thì cũng phải tuân thủ;…
2.3. Xử phạt hình sự:
Gây ô nhiễm môi trường là hành vi nguy hại cho đời sống xã hội. Vì tính chất nguy hiểm như thế nên vi phạm này đã được Nhà nước ghi nhận tại Điều 235 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Bộ Luật Hình sự 2017 thì các doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có một trong những hành vi sau:
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
– Xả thải ra môi trường nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
– Thải ra môi trường giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường;
– Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị;
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm đã được quy định chi tiết tại Bộ luật này thì các cá nhân, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt với mức độ khác nhau. Việc quy định mức hình phạt này nhằm mục đích răn đe, xử lý nghiêm khắc hành vi xả thải trái phép ra môi trường. Bộ luật hiện hành đã nâng cao mưc tiền phạt của tội gây ô nhiễm môi trường cụ thể là tăng mức phạt thấp nhất từ 1 tỷ lên 3 tỷ đồng cùng với đó mức phạt tối đa lên tới 20 tỷ đồng. Việc quy định mức phạt nghiêm khắc như thế để phần nào khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm do hành vi sai phạm của doanh nghiệp từ đó cũng để nâng cao thái độ, trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống của con người cũng như những loài động thực vật khác.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường:
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân: Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng trạm, Đội trưởng của người chiến sĩ công an nhân dân; Trưởng Công an cấp xã; Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh ( bao gồm: Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền); Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ.
– Qúa trình xử phạt diễn ra thuộc thẩm của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường: Thanh tra viên chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường; Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ; Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về Tài nguyên và Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường;
– Thanh tra quốc phòng: Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Quốc phòng ; Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng;
– Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng: Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ; Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này; Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm ; Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng;
– Cảnh sát biển: Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ; Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển; Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển; Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
– Hải quan: Công chức Hải quan đang thi hành công vụ; Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu; Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
– Kiểm lâm, Kiểm ngư và Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Thanh tra chuyên ngành công thương và Quản lý thị trường;
– Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa;
– Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Luật Bảo vệ môi trường 2014;
– Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường.