Thả diều thả bóng bay là trò chơi dân gian lành mạnh nhưng hiện nay nếu không được quản lý chặt chẽ thì tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho con người. Vậy mức xử phạt hành vi thả diều, bóng bay ở khu vực cấm là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt hành vi thả diều, bóng bay ở khu vực cấm:
Thả diều được hiểu là một trò chơi giải trí dân gian lành mạnh có yếu tố văn hóa truyền thống, có nhiều giá trị về mặt tinh thần cho con người. Tuy nhiên, cá nhân khi lựa chọn địa điểm chơi thả diều là một vấn đề cần đặc biệt chú ý bởi hiểm họa mà thả diều tùy tiện tự phát gây ra có thể đem đến những hậu quả khôn lường đến tính mạng sức khỏe cũng như là tài sản của các cá nhân tổ chức khác. Tình trạng người dân thả diều dưới hoặc gần đường dây điện tiềm ẩn nguy cơ rất lớn liên quan đến chập cháy lưới điện hoặc các trường hợp tự ý tháo gỡ diều trên cao bị điện giật gây thiệt hại lớn về tính mạng con người.
Thả diều không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt bởi đang vi phạm vì nằm trong hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị Định
– Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến trật tự công cộng được quy định dưới đây thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng, cụ thể:
+ Cá nhân có hành vi sử dụng rượu bia các chất kích thích mà gây rối trật tự công cộng;
+ Ở những nơi công cộng mà cố tình gây mất trật tự thông qua việc tổ chức tham gia tụ tập nhiều người;
+ Cá nhân đem theo động vật nuôi và những động vật này lại gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức cá nhân khác chưa đến mức vị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Hành động tự ý tổ chức các địa điểm thả diều bóng bay và các loại đồ chơi có thể bay ở những khu vực cấm khu vực mục tiêu được bảo vệ hoàn toàn bị nghiêm cấm và sẽ bị áp dụng mức phạt tiền nếu cố tình vi phạm;
+ Hành vi sử dụng tàu bay không người lái hoặc các phương tiện bay siêu nhẹ chưa được sự cấp phép từ cơ quan tổ chức có thẩm quyền hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian địa điểm khu vực tọa độ giới hạn cho phép;
+ Cản trở xách nhiễu gây phiền hà cho người khác khi tiến hành bốc vác chuyên chở giữa hành lý ở chợ bến tàu bến xe sân bay bến cảng hoặc những địa điểm được sử dụng làm ga đường sắt và các nơi công cộng khác; – tự ý đốt và thả đèn trời;
+ Quá trình khai thác tàu bay không người lái vào các phương tiện bay siêu nhẹ nhưng không đảm bảo được đầy đủ hồ sơ tài liệu mang Theo để được thực hiện hoạt động này; …
Với quy định nêu trên, hành vi tự ý thả diều bóng bay và các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm khu vực mục tiêu được bảo vệ sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Ngoài ra có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp này làm bị tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính.
2. Thả diều bóng bay ở khu vực cấm dẫn đến chết người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Đối với trường hợp thả diều dẫn đến gây thương tích nếu qua quá trình giám định tỷ lệ thương tật mà có căn cứ xác định chế tài đối với người gây tai nạn thì cá nhân này có thể bị truy tố về tội vô ý gây thương tích và gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Tội dah này được quy định tại Điều 138 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi năm 2017. Theo đó, cá nhân có thể đối diện với một trong một trong ba khung hình phạt dưới đây tùy thuộc vào tính chất mức độ hành vi vi phạm.
– Trường hợp nếu vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà được xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể người bị nạn là 31% đến 60%, có thể bị phạt cảnh cáo phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng một vạch cải tạo không giam giữ đến một năm;
– Nếu thuộc trong các trường hợp được nêu dưới đây thì mức xử phạt sẽ nâng cao hơn nó là cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm đối với trường hợp có hai người bị ảnh hưởng do diều thả gây nguy hiểm và tỷ lệ tổn thương cơ thể người là từ 31 đến 60%; Nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể lên đến 61% trở lên sẽ áp dụng khung hình phạt này;
– Cá nhân có thể bị phạt cải tạo không giam giữ từ 2 năm đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu có hai người trở lên bị xâm phạm sức khỏe, mà được cơ quan có thẩm quyền xác định là có tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.
3. Khuyến cáo để tránh trường hợp gặp phải rủi ro đối với hoạt động thả diều tự phát:
Thả diều là một trò chơi dân gian khá lành mạnh và vui nhộn tuy nhiên việc thả diều không đúng lúc đúng chỗ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đặc biệt là đối với các khu vực nông thôn chỉ cần là một khu đất trống hoặc là ven đường quốc lộ cũng dễ bắt gặp hình tình trạng nhiều người tụ tập chơi thả diều. Trên thực tế, đã có rất nhiều những trường hợp tai nạn xảy ra vô cùng nghiêm trọng do việc thả diều gây nên. Để có thể phòng tránh và kịp thời ngăn chặn được tình trạng diễn ra tự phát và gây nguy hiểm tiềm ẩn này thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Liên quan đến ý thức của người dân khi lựa chọn việc thả diều ở các địa điểm: Mặc dù thả diều đem lại niềm vui đối với cuộc sống của người dân tuy nhiên cũng cần đảm bảo an toàn chung của cộng đồng xã hội. Cá nhân là người dân cần nâng cao sự hiểu biết nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ các công trình lưới điện đảm bảo an toàn giao thông và lựa chọn thả diều ở những khu vực trống, không có đường dây điện đi qua để đảm bảo an toàn cho bản thân với những người xung quanh.
Với trường hợp thả diều do trẻ em nhỏ tuổi thực hiện thì các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm và nhắc nhở con em hạn chế tụ tập đông người và lựa chọn địa điểm thả diều một cách an toàn.
– Chính quyền địa phương các cấp cần có trách nhiệm trong việc tích cực tuyên truyền rộng rãi nhằm ngăn chặn triệt để hiện tượng người dân thả diều gần những khu vực cấm như lưới điện gây nguy cơ nguy cơ sự cố. Đồng thời, cũng vận động người dân thực hiện tốt các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện.
Bên cạnh đó các đơn vị quản lý vận hành hệ thống điện cũng cần tăng cường kiểm tra các đường dây điện trạm biến áp trên địa bàn đặc biệt ở các vị trí người dân thường thả diều để lường trước được những rủi ro hoặc ngăn chặn kịp thời được hành vi thả diều tại những khu vực này; số trường hợp nếu người dân vẫn cố tình không chấp hành có thể phối hợp lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật để mang tính chất răn đe đối với người dân.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017;
– Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.