Hành vi sử dụng phần mềm không bản quyền? Mức xử phạt hành vi sử dụng phần mềm không bản quyền? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính? Một số hành vi vi phạm bản quyền phần mềm khác? Một số giải pháp giúp hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền?
Bước vào kỷ nguyên số, vấn đề vi phạm bản quyền là vấn đề rất phổ biến, gây ra nhiều rắc rối cho các cá nhân, tổ chức. Phần lớn các trường hợp vi phạm đều nhận thức được hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn làm vì mục đích lợi nhuận hay mục đích khác. Và hành vi vi phạm về sử dụng phần mềm không bản quyền là một hành vi khá mới, nhưng đã diễn ra rất nhiều hiện nay, gây ra nhiều khó khăn cho chủ sở hữu cũng như người tiêu dùng. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ mức xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng phần mềm không bản quyền.
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và
Mục lục bài viết
1. Hành vi sử dụng phần mềm không bản quyền:
Bản quyền phần mềm là quyền của người dùng được phép sử dụng phần mềm đó một cách hợp pháp. Việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp trong bất cứ trường hợp nào cũng được xem như sao chép phần mềm trái phép. Người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Theo Điều 14 và Điều 22
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
…
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu”.
Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu được quy định tại điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
– Chương trình máy tính bao gồm tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác. Khi được gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì nó có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy thì Chương trình máy tính vẫn được bảo hộ như tác phẩm văn học theo quy định pháp luật.
– Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có quyền thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc nâng cấp, sửa chữa chương trình máy tính. Bản sao chương trình máy tính được làm một bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị xóa, bị hỏng hoặc không thể sử dụng thì tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhưng không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.
Hành vi sử dụng phần mềm không bản quyền là việc sử dụng các phần mềm được bảo vệ bởi các quy định pháp luật một cách trái phép. Như vậy, hành vi vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền phần mềm như quyền hiển thị, sao chép, phân phối hoặc thực hiện các công việc được bảo vệ, hoặc sử dụng bản quyền phần mềm để thực hiện các tác phẩm phái sinh.
2. Mức xử phạt hành vi sử dụng phần mềm không bản quyền:
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP) thì mức xử lý đối với hành vi vi phạm bản quyền phần mềm như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi quy định trên. Đối với trường hợp không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất thì áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy.
Mặt khác, ngoài bị xử phạt hành chính thì hành vi vi phạm bản quyền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 225
Vậy nên ngoài xử phạt hành chính thì hành vi vi phạm bản quyền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 225
– Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình hoặc phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
+ Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Trường hợp người vi phạm là pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tối thiểu từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, hành vi sử dụng phần mềm không bản quyền có thể bị xử lý hành chính cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả cá nhân và pháp nhân thương mại. Mức xử phạt hành chính nằm trong khoảng 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng, còn đối với hình sự tùy thuộc vào giá trị phần mềm hay số tiền thu lợi bất chính thu được để đưa ra mức xử phạt phù hợp (phạt tiền và cải tạo không giam giữ)
3. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính :
Theo quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP) thì thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc về: Các chức danh quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì được quyền lập
Các chức danh đó bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch và thanh tra chuyên ngành khác; Công an nhân dân;Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường.
Theo đó, trong các cơ quan này, cơ quan nào phát hiện đều có quyền xử phạt.
4. Một số hành vi vi phạm bản quyền phần mềm khác:
Ngoài hành vi sử dụng phần mềm không bản quyền, thì cũng có một số hành vi khác cũng được liệt kê vào danh sách vi phạm bản quyền phần mềm, được quy định theo điều 28, Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2022, bao gồm:
– Xâm phạm quyền nhân thân;
– Xâm phạm quyền tài sản;
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định pháp luật;
– Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, tiếp thị, quảng bá, quảng cáo, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, linh kiện, sản phẩm hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
– Hành vi cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục để tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi nhằm che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
– Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị gỡ bỏ, xóa, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo điều kiện thuận lợi; tạo khả năng hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
5. Một số giải pháp giúp hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền:
Đối với nhà sản xuất: nên có những chính sách ưu đãi, giá cả phù hợp với sức mua của đối tượng khách hàng nhắm đến. Đăng ký bảo hộ quyền tác giả phần mềm để lấy đó làm căn cứ bảo vệ quyền tác giả của mình đối với phần mềm khi xảy ra tranh chấp.
Đối với Nhà nước: có các kế hoạch nhằm phát triển các phần mềm sử dụng mã nguồn mở và có chất lượng có thể ứng dụng rộng rãi. Đưa ra những chính sách răn đe, tăng mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm.
Đối với khách hàng: hãy là người tiêu dùng thông thái, sử dụng các phần mềm đúng bản quyền,nói không với việc tiếp tay cho những hành vi phát tán những phần mềm không có bản quyền.