Đất trồng lúa, đất nông nghiệp là đất phục vụ cho hoạt động sản xuất, canh tác nông nghiệp. Hiện nay, hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp đang diễn ra phổ biến tại nước ta.` Vậy mức xử phạt đối với hành vi này như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp được xét vào hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp:
Đất trồng lúa, đất nông nghiệp là đất phục vụ cho hoạt động sản xuất, canh tác nông nghiệp. Hiện nay, hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp đang diễn ra phổ biến tại nước ta.`
Xét về khái niệm, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép. Hay nói cách khác, lấn đất là việc người sử dụng đất thực hiện chuyển dịch mốc ranh giới với phần đất khác để mở rộng thêm diện tích đất của mình (Trong quá trình sử dụng đất, các cá nhân, hộ gia đình tự ý lấn sang phần đất xung quanh, biến phần đất của cá nhân, hộ gia đình khác thành phần đất của mình).
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, đối với các trường hợp sau đây, cá nhân, tổ chức sẽ được xét vào hành vi chiếm đất:
+ Trường hợp 1: Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép. Phần đất mà người sử dụng đất sử dụng không thuộc quyền sử dụng của cá nhân, hộ gia đình nhưng chủ thể này vẫn cố tình sử dụng.
+ Trường hợp 2: Cá nhân, hộ gia đình tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép. Tại trường hợp này, phần đất bị chiếm là của cá nhân, tổ chức khác, nhưng bị cá nhân, tổ chức khác tự ý sử dụng mà không được sự cho phép. Lúc này, trường hợp này cũng bị xét về hành vi chiếm đất.
+ Trường hợp 3: Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn. Tức cá nhân, hộ gia đình đã hết thời hạn sử dụng đất (đất lại thuộc về quyền quản lý của Nhà nước), mà họ vẫn cố tình sử dụng, thì sẽ bị quy về hành vi chiếm đất.
Trên đây là các trường hợp lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, việc xét cách thức của hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp cũng giống với các hành vi lấn chiếm đất thông thường khác. Khi thuộc các đối tượng, nội dung đã phân tích như trên, người sử dụng đất sẽ bị xét vào hành vi lấn chiếm đất và bị xử lý theo quy định chung của pháp luật.
2. Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp:
Lấn chiếm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy nên, cá nhân, tổ chức khi thực hiện các hành vi này sẽ bị áp dụng xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP Nghị định , với hành vi lấn chiếm đất đai, chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, chủ thể vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể có hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.
Trên đây là mức xử phạt mà người sử dụng đất phải chịu khi lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp. Có thể thấy, đây là những hình thức xử phạt mang tính răn đe, xử lý đối với các chủ thể vi phạm. Tức khi vi phạm các quy định của Nhà nước liên quan đến quyền sử dụng đất (lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp), chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt nêu trên.
Các quy định về mức xử phạt mà Nhà nước đưa ra giúp xử lý một cách nghiêm minh các hành vi vi phạm; hạn chế đến mức tối đa những hành vi vi phạm liên quan khác có thể tái diễn.
Đặc biệt, quy định về việc xử lý hành vi lấn chiếm đất đai mà Nhà nước đưa ra là buộc người dân phải tuân thủ theo nguyên tắc sử dụng đất đai chung nhất. Đồng thời, đây là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích của người dân liên quan đến đất đai. Hơn hết, nó giúp công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước diễn ra chuẩn chỉnh, đạt hiệu quả cao nhất. Tính ổn định, khách quan và toàn diện trong công tác quản lý đất đai từ đó cũng được đẩy mạnh.
Đất đai gắn liền với quyền và lợi ích về tài chính cùng các quyền lợi liên quan khác của người dân. Do đó, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức sử dụng đất đai, không được thực hiện hành vi lấn chiếm đất (sử dụng đất không thuộc quyền sử dụng của mình.
3. Đất trồng lúa, đất nông nghiệp bị lấn chiếm có được chuyển nhượng hay không?
Như đã phân tích ở trên, lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp là những hành vi đã và đang diễn ra phổ biến tại nước ta. Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, là đối với đất trồng lúa, đất nông nghiệp bị lấn chiếm, người sử dụng đất có quyền được thực hiện chuyển nhượng hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này, người viết sẽ căn cứ theo các quy định cụ thể mà
– Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận, trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý, xác minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.
– Đất được chuyển nhượng phải là đất không có tranh chấp. Xét vào trường hợp lấn chiếm đất nông nghiệp, thì phần đất bị lấn chiếm là phần đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của chủ thể khác. Do đó, xét trong trường hợp này, ta có thể xét hoạt động chuyển nhượng được diễn ra với đất đang có tranh chấp.
– Muốn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình cần đảm bảo, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Khi tài sản thuộc diện kê biên đảm bảo thi hành án, đồng nghĩa với việc tài sản này đã liên quan đến hoạt động pháp lý khác, chịu sự điều chỉnh của các quan hệ pháp luật có liên quan này. Do đó, khi tài sản là đất đai đang được đưa vào kê biên thi hành án, công dân sử dụng đất sẽ không thể tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
– Muốn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải đảm bảo quyền sử dụng đất của mình đang trong thời hạn sử dụng đất.
Từ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ta lại xét vào thực tiễn của đất lấn chiếm. Về bản chất, đất nông nghiệp lấn chiếm là đất có được do hoạt động xâm lấn, sử dụng đất không thuộc quyền sử dụng đất của mình. Vậy nên, đối với đất lấn chiếm, cá nhân, hộ gia đình sẽ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng lúa, đất nông nghiệp. Một điều hiển nhiên, đất nông nghiệp được lấn chiếm sẽ được xét loại đất này vào diện đất có tranh chấp. Vậy nên, đất nông nghiệp được lấn chiếm không đảm bảo những điều kiện theo quy định của Luật đất đai 2013, và người sử dụng đất sẽ không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013, lấn chiếm, hủy hoại đất là một trong những hành vi bị cấm liên quan đến đất đai.
Từ nội dung phân tích ở trên, có thể khẳng định, mua bán đất lấn chiếm là hành vi vi phạm pháp luật.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013.