Kính mong luật sư giải đáp, nếu bị công an bắt bạn ấy sẽ bị phạt như thế nào ạ? Có bị đi tù không ạ.em xin cảm ơn luật sư?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, em có một người bạn, do không có việc làm ổn định và hám lợi nên làm giả con dấu và giấy tờ của một phòng khám bệnh viện, con dấu VUÔNG ạ, và bạn ấy làm dịch vụ
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Bộ luật hình sự thì:
Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Luật sư
Như vậy, dựa vào quy định này, bạn của bạn đã làm giả con dấu của tổ chức khám chữa bệnh, làm giả mạo giấy tờ khám sức khỏe lừa dối các đối tượng khác chuộc lợi cho bản thân thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ phạm tội thì sẽ bị phạt hành chính hay là đi tù.
Mục lục bài viết
1. Làm giả sổ hộ khẩu bị xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Em có vấn đề sau nhờ luật sư tư vấn giúp em ạ.Bạn của em có nhu cầu làm sổ hộ khẩu để xin việc. Bạn đó nhờ một người quen làm. Người đó nói làm mất 13 triệu. Lúc ấy bạn em hoàn toàn tin tưởng và không lo lắng gì. Nghĩ rằng người này quen biết nhiều nên gia đình đó cho nhập và cũng đã đưa tiền. Sau này, người này bị công an bắt, bạn em mới biết sổ hộ khẩu đó là sổ giả. Vậy trường hợp này, bạn em sẽ bị xử lí ra sao? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Hành vi giả mạo giấy tờ là hành vi làm giả các loại giấy tờ, như chứng minh, hộ khẩu, hộ chiếu, hoặc các giấy tờ chứng nhận khác của cơ quan nhà nước, của tổ chức hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của các loại giấy tờ đó và sử dụng vào hành vi trái pháp luật. Giả mạo còn được hiểu là hành vi làm giả con dấu, giấy tiêu đề và các loại giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc sử dụng giấy tờ biết rõ nó là giả, để lừa dối cơ quan, tổ chức và công dân.
Theo quy định của Bộ Luật Hình sự: Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! làm ơn cho tôi hỏi là: tôi có mua 1 bằng tốt nghiệp 12 giả và đã nộp bằng giả này kèm với bằng trung cấp chuyên nghiệp vào chỗ làm nhưng bây giờ tôi mới biết là chỗ làm của tôi không cần bằng 12 mà chỉ cần bằng Trung cấp chuyên nghiệp thôi. Và hiện tại công an đã biết tôi đã mua bằng giả. Tuy chỗ làm của tôi không cần bằng 12 nhưng nếu công an gửi giấy báo đến chỗ của tôi đang làm thì nhất định tôi sẽ bị đuổi việc vì có hành vi sử dụng bằng giả.Vậy bây giờ tôi phải làm sao để không bị đuổi việc đây? Hiện tại tôi rất hoang mang rất mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Xin cảm ơn luật sư
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
Điều 267 : Về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Khái niệm làm giả theo quy định pháp luật là hành vi làm giống như thật các loại con dấu, giấy tờ hiện đang được phép lưu hành hoặc làm ra các loại con dấu, giấy tờ mới hoàn toàn, chưa có loại tương tự trong đời sống. Những hành vi giả mạo này chỉ được coi là phạm tội khi các tài liệu, giấy tờ, con dấu giả được sử dụng vào một việc làm trái pháp luật, như để được vào biên chế, được đi nước ngoài, được hưởng chế độ ưu tiên…
Việc chị sử dụng bằng giả là trái với quy định của pháp luật, và sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự như vậy việc mà chị có thể tiếp tục làm việc ở công ty là không thể, công ty sẽ ra quyết định kỷ luật và sa thải chị vì có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù việc công ty không yêu cầu bằng cấp ba của chị, bởi vì hành vi này của chị đã cấu thành tội phạm nên để mà chị tiếp tục ở lại chỗ làm là điều rất khó khăn.
3. Xử phạt khi làm giả sổ tạm trú để đăng ký thường trú
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn hỏi về vấn đề cư trú như sau:
Năm 2014 gia đình tôi có vào thành phố Hồ chí minh sinh sống, chúng tôi mua được nhà nhưng lại chưa đủ thời gian tạm trú để đăng ký thường trú. Tôi có nhờ một người làm thủ tục đăng ký tạm trú cho tôi từ năm 2012 để tôi đủ thời gian, sau khi đăng ký được một thời gian thì bị công an phát hiện, công an yêu cầu chúng tôi nộp phạt là 10.000 đồng, vậy cho tôi hỏi mức phạt như vậy có đúng hay không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ – CP
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;
c) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;
d) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;
đ) Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;
e) Ký
g) Sử dụng
h) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm a, b, c Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm a Khoản 3 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;
d) Buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu quy định tại Điểm e, g Khoản 3 Điều này.”
Như vậy, mức phạt tối đa của bạn chỉ là 4.000.000 đồng không phải mức 10.000.000 đồng. Bạn có thể khiếu nại về hành vi này lên thủ trưởng cơ quan đã tiến hành xử phạt.
4. Xử phạt hành vi làm giả giấy tờ để thành lập trường mầm non
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư Luật Dương Gia, tôi tên là Hoài, tôi ở Tây Ninh tôi có một vấn đề cần tư vấn và nhờ bên Luật sự giúp đỡ. Năm 2014 tôi và hai người bạn nữa có chung tiền góp vốn mỗi người 70 triệu để thành lập trường mầm non ở xã. Tuy nhiên vì điều kiện ở đây khó khăn nên khi tiến hành làm thì các giấy tờ trong hồ sơ chúng tôi hầu như là khai không đúng. Nay thanh tra xuống kiểm tra lập biên bản xử phạt, hiện nay chúng tôi có hai lớp, mỗi lớp 15 cháu. Vậy trong trường hợp này tôi bị xử lý thế nào, trường học có được tiếp tục nữa không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thành lập cơ sở giáo dục mầm non, tiều học, trung học cơ sở hay trung tâm tin học ngoại ngữ thì cá nhân thành lập phải có đủ các điều kiện luật định về điều kiện vật chất, người đứng đầu và có văn bản đồng ý từ cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, bạn và hai người nữa đã làm giấy tờ không đầy đủ, không đúng để thành lập trường mầm non sẽ vi phạm hành chính về giáo dục.
Theo quy định tại Nghị định số 138/2013/NĐ-CP trường hợp của bạn sẽ bị phạt tiền đối với hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ để được thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục.
Thứ 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Thứ 2: Tước quyền sử dụng quyết định thành lập, cho phép thành lập trong thời gian từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm.
Ngoài ra, vì hiện tại trường có hai lớp nên bạn có thể bị áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép do hành vi vi phạm
5. Hình phạt áp dụng đối với hành vi làm giả con dấu
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi anh tôi bị bắt tạm gian 3 tháng và bị viện kiểm sát truy tố theo khoản 1 điều 267 luật hình sự năn 1999 về tội làm giả con dấu đến nay chưa đưa ra xét xử (chưa hết thời gian tạm giam) như vậy anh tôi sẽ bị xử như thế nào khi ra tòa, nếu khi ra tòa xử theo mức phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu thì phải có những điều kiện gì và nếu bị xử trong khung hình phạt tiền thì có bị coi là có án tích không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 267 “Bộ luật hình sự 2015” về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Phạt tiền được xác định là một hình phạt theo quy định của Điều 30 “Bộ luật hình sự 2015” như sau:
“1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.
4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án.”
Luật sư
Theo đó, khi anh bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tại khoản 1 Điều 267 “Bộ luật hình sự 2015” thì hình phạt có thể là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Không có điều khoản nào của “Bộ luật hình sự 2015” quy định về điều kiện chính xác để Tòa án tuyên hình phạt là phạt tiền hay phạt tù. Việc đánh giá chính xác về hình phạt của anh bạn phụ thuộc vào mức độ hành vi, hậu quả của hành vi và do Hội đồng xét xử đánh giá để ra bản án.