Giống cây trồng được xem là một quần thể cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển ngành trồng trọt. Vậy mức xử phạt hành chính về khảo nghiệm giống cây trồng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt hành chính về khảo nghiệm giống cây trồng:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng. Khảo nghiệm giống cây trồng hiện nay được căn cứ và giải thích cụ thể tại khoản 13 Điều 2 của Luật trồng trọt năm 2018. Theo đó thì có thể hiểu, khảo nghiệm giống cây trồng là hoạt động theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu xác định tính khác, xác định tính đồng nhất, xác định tính ổn định, xác định giá trị canh tác và giá trị sử dụng của các giống cây trồng theo quy định của pháp luật theo nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng diễn ra vô cùng phổ biến. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt, có quy định về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không duy trì đầy đủ điều kiện của các tổ chức tiến hành hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng tương tự giống như thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng trên thực tế;
+ Không thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn quốc gia về các loại hình phương pháp tiến hành hoạt động công nghiệp đối với các loại cây trồng trong quá trình khảo nghiệm giống cây trồng;
+ Thực hiện dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng không phù hợp với nội dung được quy định trong quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi cung cấp kết quả sai lệch so với kết quả trong quá trình thực hiện hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng;
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi tiến hành hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng thuộc những loại cây trồng chính tuy nhiên chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, hoặc chưa thực hiện thủ tục cấp lại quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng hoặc đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ Văn bản công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng đã cấp trước đó;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi tiến hành hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen tuy nhiên chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học và cấp giấy chứng nhận xác nhận thực vật biến đổi gen đáp ứng đầy đủ điều kiện sử dụng để làm thực phẩm hoặc làm thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;
– Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không tiến hành hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng hoặc thực hiện hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng không đúng với quy định nhưng vẫn cấp kết quả khảo nghiệm giống cây trồng đó;
-Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi tay xóa hoặc sửa chữa tài liệu khảo nghiệm giống cây trồng;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là: Bắt buộc phải lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng theo đúng quy định của pháp luật, bắt bỏ hủy bỏ kết quả khảo nghiệm giống cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật, bắt buộc thu hồi hoặc tiêu hủy các loại hồ sơ và tài liệu có liên quan đến hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng.
Như vậy có thể nói, cần phải tuân thủ đầy đủ mức xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng theo như phân tích nêu trên.
2. Thẩm quyền xử phạt hành chính về khảo nghiệm giống cây trồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt, có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, và tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực về trồng trọt, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị dưới 10.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, và tiền lên đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực trồng trọt, và tiền lên đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực về phân bón, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, và tiền lên đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi về trồng trọt, phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính về phân bón, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng. Vì vậy thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Yêu cầu chung về hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng:
Theo quy định của pháp luật về trồng trọt, cụ thể là tại Điều 19 của Luật trồng trọt năm 2018 thì có thể nói, hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng chỉ được tiến hành tại một địa điểm cố định phù hợp với quy định của pháp luật. Trong quá trình khảo nghiệm giống cây trồng thì cần phải đáp ứng được những yêu cầu chung theo quy định của pháp luật. Có thể kể đến một số yêu cầu chung về hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng như sau:
– Khảo nghiệm giống cây trồng căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Luật trồng trọt năm 2018 thì chỉ được phép tiến hành tại một địa điểm cố định duy nhất;
– Khảo nghiệm giống cây trồng theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện theo từng vùng miền nhất định, giống cây trồng khẩu nghiệp ở vùng nào thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng ở vùng đó;
– Phương pháp tiến hành hoạt động khảo nghiệm và phân bùn khảo nghiệm giống cây trồng cần phải được thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia phù hợp với phương pháp khảo nghiệm đối với từng loại cây trồng trong quá trình khảo nghiệm nhất định;
– Vườn cây của giống cây trồng lâu năm do các chủ thể được xác định là tổ chức và cá nhân đứng tên thực hiện thủ tục đăng ký công nhận lưu hành thiết lập phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng sẽ được sử dụng để làm căn cứ đánh giá các chỉ tiêu cần thiết;
– Phương pháp giải trình tự gen được sử dụng để thay thế cho các phương pháp khảo nghiệm mang tính khác biệt trong quá trình kiểm tra tính đúng giống của cây trồng;
– Trước khi tiến hành hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen trên thực tế thì cần phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Như vậy thì có thể nói, khảo nghiệm giống cây trồng chỉ được phép tiến hành tại một địa điểm cố định và cần phải tuân thủ theo các yêu cầu chung như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trồng trọt năm 2018;
– Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt.