Nhân viên phục vụ trên xe bus khi có những hành vi vi phạm trong quá trình làm việc sẽ phải chịu mức phạt ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quy định về quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên phục vụ xe bus:
Nhân viên phục xe trên xe bus là người đồng hành cùng tài xế trong mỗi tuyến xe bus, có nhiệm vụ bán vé, kiểm tra vé và các công việc khác trên hành trình xe chạy. Có thể nói nhân viên phục xe bus hầu như sẽ đảm nhiệm toàn bộ các khâu trong kinh doanh và phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật trong công việc, ngành nghề của mình.
Căn cứ Điều 36 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên phục vụ xe bus như sau:
Thứ nhất, về quyền hạn của nhân viên phục vụ xe bus:
– Đối với hành khách gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm được quyền từ chối vận chuyển.
– Đối với những hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn hoặc hành lý có khối lượng, kích thước vượt quá quy định thì được quyền từ chối.
Thứ hai, về trách nhiệm:
– Phải thực hiện đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định.
– Có trách nhiệm thực hiện đúng biểu đồ, hành trình chạy xe đã được phê duyệt.
– Khi hành khách yêu cầu phải cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến.
– Với hành khách, đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em khi lên, xuống xe phải có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ.
– Phải có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
– Đối với những hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn hoặc hành lý có khối lượng, kích thước vượt quá quy định thì không được phép nhận vận chuyển.
– Khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động thì phải từ chối điều khiển phương tiện đó.
– Có ý thức giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
– Có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm khác theo đúng quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt đối với vi phạm của nhân viên phục vụ xe bus:
Thực tế hiện nay, không ít nhân viên phục vụ xe bus có những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật, không đảm bảo được tiêu chí, quyền hạn và trách nhiệm của một nhân viên phục vụ xe, nguyên nhân có thể xuất phát từ thiếu hiểu biết,…
Khi nhân viên phục vụ xe bus thực hiện những hành vi vi phạm sẽ chịu chế tài xử lý phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 31
– Mức phạt tiền từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng khi nhân viên phục vụ xe bus có một trong các hành vi sau:
+ Đối với hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác mà không hỗ trợ, giúp đỡ.
+ Không thực hiện đeo thẻ tên, không mặc đồng phục của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
– Mức phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng khi nhân viên phục vụ xe bus có một trong các hành vi sau:
+ Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách.
+ Thu tiền vé cao hơn quy định.
– Mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng khi nhân viên phục vụ xe bus có một trong các hành vi sau:
+ Thực hiện sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý.
+ Có hành vi đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách.
+ Có hành vi bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn.
+ Có hành vi xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
– Mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng khi nhân viên phục vụ xe bus có hành vi hành hung hành khách.
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính như trên, đối tượng có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
3. Mẫu biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với nhân viên phục vụ xe bus:
CƠ QUAN (1) ——- Số: … /BB-VPHC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH*
Về ……….. (2)
Hôm nay, hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./…, tại (3) …………….
Căn cứ ………….(4)
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: ……… Chức vụ: ………
Cơ quan: ……………
2. Với sự chứng kiến của (5):
a) Họ và tên :……. Nghề nghiệp: …..
Nơi ở hiện nay :………………
b) Họ và tên :…… Nghề nghiệp: …..
Nơi ở hiện nay :……………
c) Họ và tên :…….. . Chức vụ: ……..
Cơ quan :……………
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với (ông (bà)/tổ chức)có tên sau đây:
1. Họ và tên : ………….. Giới tính: ….
Ngày, tháng, năm sinh :…./…./….. Quốc tịch: …….
Nghề nghiệp :…………..
Nơi ở hiện tại: …………..
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu :….. ; ngày cấp :…./…./……..;nơi cấp: ………….
Tên tổ chức vi phạm :…………….
Địa chỉ trụ sở chính :………………
Mã số doanh nghiệp: ……………..
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:…………..
Ngày cấp:…./…./ ……… ; nơi cấp:……..
Người đại diện theo pháp luật(6) :……… Giới tính: ……..
Chức danh(7): ……………..
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(8): ……………..
3. Quy định tại(9) ……………
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(10): ……….
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:…………….
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): ……………….
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):…………….
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11):……………..
10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng | Ghi chú |
11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề | Số lượng | Tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
12. Trong thời hạn(12) …. ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)
(13) ……………. Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày ……../… /… , gồm …….. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13) ……… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
Lý do ông (bà)(13) …. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(15): ……………….
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
|
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN | NGƯỜI CHỨNG KIẾN
|
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn và thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước
(3) Ghi cụ thể địa điểm lập biên bản theo từng trường hợp.
(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản.
(5) Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.
(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Mô tả vụ việc; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,… hành vi vi phạm cụ thể. Đối với vi phạm trên biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, địa điểm xảy ra vi phạm thuộc nội thủy/lãnh hải/vùng tiếp giáp lãnh hải/vùng đặc quyền kinh tế/thềm lục địa/các đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam và tọa độ (vĩ độ, kinh độ), hành trình của tàu.
(9) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(10) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại/họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của tổ chức bị thiệt hại.
(11) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.
(12) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: «02 ngày làm việc».
– Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: «05 ngày làm việc».
– Trường hợp vụ việc không được giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), thì không phải ghi các Mục chú thích số (12), (13), (14) và (15).
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
(14) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: «văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp».
– Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: «văn bản giải trình».
(15) Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc.
(16) Ghi địa chỉ nơi dự kiến làm việc với cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật giao thông đường bộ năm 2008;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.