Mức xử phạt đối với các hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào? Ngoài hình thức phạt tiền, thì những hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ có còn phải chịu những biện pháp xử phạt nào khác hay không? Nếu có thì pháp luật quy định những biện pháp nào? Bài viết này sẽ bạn giải đáp những thắc mắc trên đây.
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt đối với các hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ là bao nhiêu?
1.1. Đối với hành vi phá rừng phòng hộ trái pháp luật:
Có thể thấy, hành vi phá rừng trái phép đang xảy ra rất phổ biến. Chẳng hạn, nhiều người tổ chức kinh doanh gỗ lậu từ việc chặt phá rừng để bán mà không có sự cho phép của Nhà nước dẫn đến việc rừng bị phá hoại nghiêm trọng. Theo Điều 20 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT ngày 28/03/2022 quy định các hành vi phá rừng trái pháp luật bị xử phạt như sau:
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2 thì mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2 thì mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 900 m2 thì mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.200 m2 thì mức phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2 thì mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 1.800 m2 thì mức phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 1.800 m2 đến dưới 2.100 m2 thì mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 2.100 m2 đến dưới 2.400 m2 thì mức phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 2.400 m2 đến dưới 2.700 m2 thì mức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 2.700 m2 đến dưới 3.000 m2 thì mức phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
1.2. Đối với hành vi khai thác rừng phòng hộ trái pháp luật:
Căn cứ vào loại gỗ và khối lượng gỗ bị khai thác trái phép mà các hành vi vi phạm phải chịu nhiều mức phạt khác nhau:
+ Đối với loại gỗ thông thường thì mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng và lên đến 100.000.000 đồng lần lượt đối với các hành vi khai thác trái phép từ dưới 0,5 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ dưới 0,3 m3 đến dưới 7 m3 gỗ rừng tự nhiên;
+ Đối với loại gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA thì mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng lần lượt đối với các hành vi khai thác trái phép từ dưới 0,3 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 đến dưới 5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
+ Đối với loại gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA thì mức phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng lần lượt đối với các hành vi khai thác trái phép từ dưới 0,1 m3 đến dưới 0,5 m3.
Mức phạt này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 13 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT ngày 28/03/2022.
2. Mức phạt tiền đối với những hành vi gián tiếp có thể gây thiệt hại cho rừng phòng hộ:
2.1. Đối với hành vi lấn, chiếm rừng phòng hộ:
Hiện nay, việc tự ý lấn, chiếm rừng của chủ khác hay rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê xảy ra rất nhiều. Chính vì vậy, để hạn chế được phần nào những hành vi trái phép này, pháp luật Việt Nam đã quy định những quy chế xử phạt nghiêm minh, cụ thể theo Điều 7 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT ngày 28/03/2022 quy định xử phạt hành vi lấn, chiếm rừng như sau:
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích dưới 2.000 m2 thì mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 4.000 m2 thì mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 6.000 m2 thì mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 8.000 m2 thì mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 8.000 m2 đến dưới 12.000 m2 thì mức phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2 thì mức phạt tiền từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 15.000 m2 trở lên thì mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2.2. Đối với các hành vi không bảo đảm phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng:
Rừng là nơi có nhiều nguy cơ xảy ra hỏa hoạn, một khi cháy rừng thì phải chịu thiệt hại về người và của rất lớn. Chính vì vậy, Nhà nước đã quy định chặt chẽ các chính sách phòng cháy và chữa cháy rừng, thế nhưng những ai có hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy dẫn đến việc cháy rừng phòng hộ thì phải bị xử phạt theo Điều 17 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT ngày 28/03/2022 như sau:
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích dưới 200 m2 thì mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 200 m2 đến dưới 400 m2 thì mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2 thì mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2 thì mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2 thì mức phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2 thì mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2 thì mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
+ Đối với rừng phòng hộ có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2 thì mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Các hình thức xử phạt khác đối với những hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ:
Tại Điều 21 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH ngày 29/12/2022 quy định có hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền; còn các hình thức xử phạt như “tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn”, “tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính” và “trục xuất” có thể được áp dụng làm hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Cứ mỗi hành vi vi phạm hành chính thì chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính và có thể kèm thêm một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung.
Những cá nhân, tổ chức có những hành vi gây thiệt hại cho rừng phòng hộ ngoài bị xử phạt tiền như trình bày trên thì còn có thể bị xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Cụ thể được áp dụng đối với hành vi khai thác rừng và phá rừng trái pháp luật được quy định tại khoản 8 Điều 13 và khoản 13 Điều 20 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT ngày 28/03/2022.
Bên cạnh việc phải bị xử phạt vi phạm thì các cá nhân, tổ chức đã vi phạm cũng phải áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.
THAM KHẢO THÊM: