Mức xử phạt các lỗi về đèn xe, đèn báo hãm, đèn trợ sáng. Lắp thêm đèn trợ sáng bị xử phạt như thế nào? Điều khiển xe không có đèn báo phanh bị xử phạt như thế nào?
Đèn xe là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu trên mỗi phương tiện giao thông, với vai trò chiếu sáng, soi đường nó đảm bảo mang đến sự an toàn cho các xế trong quá trình lưu thông, đặc biệt là lưu thông trong điều kiện trời tôi, thiếu ánh sáng. Mức xử phạt các lỗi về đèn xe, đèn báo hãm, đèn trợ sáng được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm đèn chiếu sáng:
– Đèn chiếu hậu hay còn gọi là đèn báo hãm, một trong những điều kiện bắt buộc đảm bảo tham gia giao thông của xe cơ giới là có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
– Đèn led trợ sáng là loại đèn led được lắp thêm cho xe máy, ô tô… trợ sáng nhằm tăng thêm ánh sáng cho xe vì đèn zin của xe không đáp ứng đủ ánh sáng. Ngoài việc tăng tính năng bổ sung ánh sáng cho xe, đèn trợ sáng còn làm cho xế yêu đẹp hơn, thẩm mỹ- độc đáo hơn
2. Yêu cầu chung của hệ thống chiếu sáng:
Căn cứ vào Thông tư số 67/2015/TT-BGTVT quy định về Yêu cầu chung đối với đèn xe như sau:
2.8.1.1. Các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải phù hợp với điều kiện sử dụng thông thường. Kể cả khi bị rung động, đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải đảm bảo được các tính năng của đèn.
2.8.1.2. Đối với đèn không tạo thành cặp thì tâm hình học của đèn phải nằm trên mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
2.8.1.3. Đối với đèn tạo thành cặp và có cùng chức năng thì đèn phải:
2.8.1.3.1. Tâm hình học của đèn có cùng độ cao.
2.8.1.3.2. Tâm hình học của đèn đối xứng với nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
2.8.1.3.3. Màu ánh sáng giống nhau, có đặc tính quang học danh định giống nhau.
2.8.1.4. Các đèn có các chức năng khác nhau có thể tạo thành nhóm, kết hợp hoặc tổ hợp trong một đèn nhưng mỗi đèn vẫn phải đảm bảo chức năng riêng của nó.
2.8.1.5. Đèn phát ra ánh sáng màu đỏ không được nhìn thấy trực tiếp từ phía trước và đèn phát ra ánh sáng màu trắng không được nhìn thấy trực tiếp từ phía sau khi kiểm tra theo TCVN 6903 “Phương tiện giao thông đường bộ – Lắp đặt các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên mô tô – Yêu cầu trong phê duyệt kiểu” (trừ ánh sáng phát ra từ đèn lùi và đèn báo rẽ).
3. Mức xử phạt các lỗi về đèn xe, đèn báo hãm, đèn trợ sáng:
-Từ ngày 01/01/2020,
Đối vớI xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
STT | Lỗi | Mức phạt với ô tô |
1 | Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn | 800.000 – 01 triệu đồng |
2 | Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần | 800.000 – 01 triệu đồng |
3 | Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều | 800.000 – 01 triệu đồng |
4 | Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng | 300.000 – 400.000 đồng |
5 | Điều khiển xe có đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu nhưng không đúng tiêu chuẩn thiết kế | 300.000 – 400.000 đồng |
6 | Ô tô: Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả ha | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng |
7 | Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ | 800.000 – 01 triệu đồng |
8 | Không bật đèn xi nhan khi rẽ | 800.000 – 01 triệu đồng |
9 | Không bật đèn xi nhan khi chuyển làn đường | 400.000 – 600.000 đồng |
10 | Không bật đèn xi nhan khi chuyển làn đường trên cao tốc | Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng |
Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
STT | Lỗi | Mức phạt với xe máy |
1 | Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn | 100.000 – 200.000 đồng |
2 | Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần | 400.000 – 600.000 đồng |
3 | Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều | 100.000 – 200.000 đồng |
4 | Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng | 100.000 – 200.000 đồng |
5 | Điều khiển xe có đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu nhưng không đúng tiêu chuẩn thiết kế | 100.000 – 200.000 đồng |
6 | Xe máy: Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe | 100.000 – 200.000 đồng |
7 | Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ | 100.000 – 200.000 đồng |
8 | Không bật đèn xi nhan khi rẽ | 400.000 – 600.000 đồng |
9 | Không bật đèn xi nhan khi chuyển làn đường | 100.000 – 200.000 đồng |
4. Lắp thêm đèn trợ sáng bị xử phạt như thế nào?
- Đối với ô tô và các loại xe tương tự ô tô
Thực tế hiện nay, không hiếm gặp các bác tài lái xe lắp thêm hoặc thay đổi đèn chiếu sáng phía trước ô tô khác với thiết kế tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Việc độ đèn xe chiếu sáng bằng các loại đèn trợ sáng là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ ,vì thế độ đèn xe sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt.
Tại Khoản 13 Điều 8
Do đó, việc lắp đặt hay sử dụng đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới là hành vi vi phạm luật giao thông, chắc chắn sẽ bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt.
Về xử phạt, căn cứ điểm a Khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người điều khiển xe ôtô (bao gồm cả rơmoóc) vi phạm điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800-1 triệu đồng. Cụ thể, đối với các hành vi như: Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Bên cạnh đó, các thiết bị vi phạm đó cũng bị CSGT tịch thu ngay lập tức.
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Tại Điểm e Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.
5. Điều khiển xe không có đèn báo hãm bị xử phạt như thế nào?
- Đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô
Căn cứ vào khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau
“2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;”
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
“a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;”
6. Mức xử phạt đối với xe không xi nhan:
- Mức xử phạt lỗi không xi nhan xe ô tô
Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp đó là: lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.
Đối với trường hợp chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ, Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt lỗi không bật đèn xi nhan trong trường hợp này của xe ô tô như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
Đối với lỗi chuyển làn không xi nhan trong trường hợp phương tiện điều khiển là xe ô tô thì điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;”
Vì bạn trình bày là bạn chuyển hướng rẽ phải nhưng không bật đèn xi nhan, cho nên trường hợp của bạn sẽ thuộc về lỗi chuyển hướng không xi nhan đối với xe ô tô và bạn sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt như sau:
Bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1000.000 đồng;
Nếu chuyển hướng (rẽ phải, rẽ trái) không xi nhan mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy pháp lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Mức xử phạt lỗi không xi nhan xe máy
Tương tự với xe ô tô, lỗi không bật đèn xi nhan của xe máy cũng được chia thành hai trường hợp là: lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.
Đối với trường hợp chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ, Điểm a Khoản 3 Điều 6
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
Đối với lỗi chuyển làn không xi nhan trong trường hợp phương tiện điều khiển là xe máy thì điểm i Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
Cả hai lỗi trên Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều không áp dụng thêm hình phạt bổ sung vì vậy khi vi phạm những lỗi này người vi phạm chỉ bị xử phạt tiền theo quy định với mức phạt:
100.000 – 200.000 đối với lỗi chuyển làn không xi nhan
400.000 – 600.000 đối với lỗi chuyển hướng không xi nhan
Như vậy, nếu con của bạn đi xe máy và không bật xi nhan đèn khi chuyển làn thì sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt tiền với mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Pháp luật không quy định thêm về các hình thức xử phạt bổ sung đối với trường hợp này.