Đại hội Đảng lần thứ VIII đã thông qua “Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000”, trong đó vừa đề ra những phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu tổng hợp, những giải pháp lớn, vừa chỉ ra những nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể. Cùng bài viết này tìm hiểu nhé:
Mục lục bài viết
1. Bối cảnh thực hiện kế hoạch 1996-2000:
Đại hội VIII đề ra “Kế hoạch Nhà nước 5 năm” (1996 – 2000) xuất phát từ bối cảnh nhà nước, đặc điểm tình hình, căn cứ vào mục tiêu của chặng đường đầu thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội nhất là qua 10 năm đổi mới và đạt được những thắng lợi to lớn, được nhân dân và quốc tế ủng hộ. Song chúng ta cũng đã vấp phải những khó khăn to lớn của quá trình thực hiện Kế hoạch Nhà nước trước đó, để khắc phục những sai lầm và đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa tiến lên, đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới. Đại hội VIII cũng đồng thời đề ra và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của Kế hoạch.
2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu:
Tán thành Báo cáo của Chính phủ về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 và nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu, các giải pháp lớn của kế hoạch 5 năm 1996-2000 được thể hiện trong Nghị quyết về Kế hoạch 5 năm 1996-2000 ngày 12/11/1996 của Quốc hội như sau:
2.1. Nhiệm vụ tổng quát:
Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới – đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.
2.2. Mục tiêu chủ yếu:
1- Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm 9-10%, trong đó:
– Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,5 – 5%. Đến năm 2000, sản lượng lương thực khoảng 30-32 triệu tấn.
– Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 14-15%.
– Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 12-13%.
– Đến năm 2000, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 34-35% trong GDP; nông, lâm, ngư nghiệp đạt khoảng 19-20%; dịch vụ đạt khoảng 45-46%; tỉ lệ đầu tư phát triển trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân khoảng 30% GDP; GDP bình quân đầu người gấp đôi năm 1990.
2- Tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia:
– Huy động 20-21% GDP vào ngân sách Nhà nước.
– Bội chi ngân sách không quá 3,5% GDP.
– Lạm phát dưới 10%.
3- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; giảm nhập siêu:
– Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 27-28%. – Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 22-24%.
4- Giải quyết tốt một số vấn đề xã hội:
– Thanh toán nạn mù chữ cho những người lao động trong độ tuổi 15 – 35 và thu hẹp diện mù chữ ở các độ tuổi khác; hoàn thành cơ bản phổ cập tiểu học trong cả nước; phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố lớn và những nơi có điều kiện; phát triển quy mô giáo dục ở các ngành học nhất là giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Chuyển mạnh về chất lượng giáo dục, đào tạo. Cải tiến và nâng cao chất lượng thi cử.
– Phát triển và nâng cao năng lực, hiệu quả nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ.
– Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, thông tin, y tế, thể dục thể thao, mở rộng tới các vùng sâu, vùng xa.
– Giảm nhịp độ phát triển dân số vào năm 2000 xuống dưới 1,8%. – Giải quyết việc làm cho 6,5-7 triệu người. Cải cách tiền lương, giải quyết những bất hợp lý trong chính sách tiền lương và các chính sách xã hội khác.
– Hoàn thành căn bản định canh, định cư và ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc ít người.
– Bảo vệ và cải thiện môi sinh; ngăn chặn và giảm ô nhiễm môi trường ở thành phố, khu công nghiệp.
– Ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác, nhất là tệ buôn bán, nghiện hút ma tuý, tệ nạn mại dâm; loại trừ văn hoá độc hại.
5- Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh.
6- Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác quốc tế và chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá.
7- Tích cực chuẩn bị và tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000, tập trung vào 4 nội dung chủ yếu:
– Phát triển nguồn nhân lực.
– Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
– Phát triển kết cấu hạ tầng và xây dựng một số công trình công nghiệp then chốt.
– Hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Thành tựu kế hoạch 1996-2000:
Kế hoạch 5 năm 1996-2000 do Đại hội VIII đề ra đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới:
3.1. Kinh tế:
Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
– Công nghiệp và dịch vụ: Tổng sản phẩm công nghiệp trong nước tăng bình quân 13,5%. Phát triển kinh tế vẫn giữ được nhịp độ cao, những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch hoàn thành vượt mức. Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng 7% /năm. CCông nghiệp tăng bình quân 13,5% /năm. Cơ cấu kinh tế thay đổi, tỉ trọng công nghiệp tăng lên 36.6%.
– Nông nghiệp: Sản lượng lương thực tăng 5.7%, bình quân lương thực đầu người năm 2000 là 444 kg. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Chuyển dần tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ và tỉ trọng nông nghiệp giảm còn 24.3%.
– Kinh tế đối ngoại: Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển, tổng sản lượng xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, tăng 21%, trong đó xuất khẩu công nghiệp đạt 10 tỉ USD, nông nghiệp đạt 4.3 tỉ USD. Nhập khẩu đạt 61 tỉ USD, tăng 13.3%. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt khoảng 10 tỉ USD (tăng 1,5 lần so với 5 năm trước). Đặc biệt, đến năm 2000, Việt Nam đã có 40 dự án đầu tư ra nước ngoài, có quan hệ buôn bán với hơn 140 nước. Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho tư nhân.
3.2. Văn hóa Xã hội:
– Khoa học và công nghệ có bước chuyển tích cực.
– Giáo dục có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất.
– Các lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển đáng kể.
– Tình hình chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, củng cố, mở rộng quan hệ đối ngoại.
– Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, hàng năm tạo được 1.2 triệu lượt việc làm mới cho người lao động.
– Thu nhập quốc dân tăng, cả nước đạt mục tiêu cập giáo dục, xóa xong nạn mù chữ và tiến tới thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
Nhưng thành tựu kể trên của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1996 – 2000) và cả quá trình 15 năm đổi mới đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước nhanh chóng, cuộc sống của nhân dân tích cực hơn, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
4. Hạn chế và khó khăn:
– Kinh tế Việt Nam còn phát triển chưa vững chắc, lạc hậu, trình độ kém, thu nhập quốc dân, năng suất tuy tăng cao nhiều lần so với các năm trước nhưng vẫn còn thấp, sức cạnh tranh còn thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao.
– Một số vấn đề văn hóa – xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực tham nhũng, lãng phí, buôn lậu và nhiều tiêu cực còn tồn tại trong nhà nước.
– Trình độ khoa học, công nghê, kĩ thuật còn lạc hậu, kém không đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tình trạng chảy máu chất xám xuất hiện.