Gần đây, Luật Dương Gia nhận về một số câu hỏi hiên quan đến việc xử phạt hành chính đối với giáo viên các cập như thế nào? Bài biết dưới đây sẽ nêu rõ mức tiền xử phạt hành chính đối với giáo viên mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mức tiền xử phạt hành chính đối với giáo viên mới nhất:
– Trường hợp kỷ luật học sinh không đúng quy định bị phạt tới 10 triệu đồng
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 88/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quy định cụ thể đối với các mức phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách đối với người học.
– Đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo theo Nghị định số 88/2022/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 10 – 15 đồng đối với những hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo như không thực hiện đánh giá, xếp loại; không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định bị phạt từ 15 – 20 triệu đồng.
– Đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức dạy thêm
+ Đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
+ Đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về công khai thông tin tổ chức dạy thêm thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000.
+ Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000 đồng.
+ Đối với hành vi sử dụng người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000.
+ Đối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000.
+ Đối với hành vi tổ chức dạy thêm không đúng địa điểm đã được cấp phép; tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng, không đúng nội dung đã được cấp phép thì sewx bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
+ Đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học tổ chức dạy thêm theo chương trình giáo dục phổ thông thì sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000.
+ Đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn thì sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000.
+ Đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm thì sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000.
Ngoài ra, sẽ bị xử phạt về hình thức xử phạt bổ sung:
+ Sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
+ Bị đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với những hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này.
Bên cạnh đó phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc phải trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại đối với hành vi tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng, không đúng những nội dung đã được cấp phép; dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn, khi chưa được cấp phép; ép buộc học sinh học thêm;
+ Buộc phải giải thể cơ sở dạy thêm đối với hành vi tổ chức dạy thêm khi chưa được cấp phép.
– Đối với trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm
+ Đối với hành vi dạy thêm ngoài trường của giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000 đồng.
+ Đối với người dạy thêm không đạt trình độ chuẩn thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Đối với hành vi dạy thêm cho học sinh tiểu học hoặc học sinh đã học hai buổi trên ngày thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
+ Đối với hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào nội dung dạy thêm, dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Đối với trường hợp vi phạm quy định về kỷ luật người học
+ Đối với hành vi kỷ luật khiển trách hoặc kỷ luật cảnh cáo người học không đúng trình tự, thủ tục quy định hoặc không đầy đủ hồ sơ theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
+ Đối với hành vi kỷ luật buộc người học thôi học không đúng quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
+ Ngoài ra phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hủy bỏ các quyết định trái pháp luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Đối với hành vi vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học
+ Đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Đối với hành vi xâm phạm thân thể người học thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
+ Bên cạnh đó phải thực hiện ciện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
+ Ngoài ra phải thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
2. Những hành vi nào giáo viên tiểu học, THCS, THPT không được làm?
2.1. Đối với giáo viên tiểu học:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 quy định về Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, những hành vi của giáo viên tiểu học thực hiện theo quy định của ngành giáo dục và của pháp luật, trong đó cần chú ý:
– Không được xuyên tạc những nội dung giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức.
– Không được gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh.
– Không được ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất.
– Không được bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục.
– Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; không hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
2.2. Đối với giáo viên THCS, THPT:
Giáo viên THCS, THPT sẽ không được làm những điều được quy định tại khoản 1 Điều 31 quy định về Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
– Không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
– Không được gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.
– Không được xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, sai với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
– Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
– Không được hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục.
– Không được gây cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác dạy học, giáo dục học sinh và các công việc khác
3. Các hành vi học sinh THCS, THPT không được làm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, học sinh THCS, THPT không được làm các hành vi sau đây:
– Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
– Không được gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
– Không được mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
– Không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
– Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
– Không được sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
– Học sinh không được vi phạm những hành vi đã bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 88/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
– Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.